Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là một trong số những tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, viết năm 1971, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt. Truyện cho thấy tâm hồn trong sáng, sự dùng cảm, hồn nhiên và cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của các nhân vật nữ thanh niên xung phong. Đặc biệt, nhân vật Phương Định đã được tác giả miêu tả chân thực, sinh động bàng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo.
Những ngôi sao xa xôi viết về một tổ nữ thanh niên xung phong có nhiệm vụ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyên đường Trường Sơn, gồm hai cô gái trẻ là Phương Định, Nho và tổ trường là Thao. Nhiệm vụ cụ thể của họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom, thậm chí mấy lần trong một ngày. Cuộc sống giữa chiến trường dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là rất gắn bó, yêu thương nhau. Phần cuối, truyện tập trung miêu tả hành động và tâm trạng của các nhản vật, chủ yếu là của Phương Định trong một lán phá bom, Nho bị thương và sự lo lắng, săn sóc của hai đồng đội. Nhân vật Phương Định: Vào chiến trường được ba năm, đã quen với những thử thách và nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chát, nhưng cô vẫn không đánh mắt sự hồn nhiên, trong sáng và những mơ ước về tương lai. Nét cá tính ở nhân vật được thể hiện khá rõ là nhạy cảm, hay mơ mộng và có sở thích là ưa hát và hát rất hay. Cô là người lạc quan, yêu đời đến cuồng nhiệt. Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”, say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ. Cũng giống như hai người bạn trong tổ trinh sát, Phương Định yêu mến những đồng đội trong tổ và cả đơn vị của mình. Hơn nữa, cô cũng mến yêu và cảm phục những người chiến sĩ mà cô gặp hàng đêm trên trọng điểm của con đường vào mặt trận. Trong phần đầu truyện, Phương Định nhạy cảm và quan tâm đến hình thức của mình. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Các anh lái xe thường khen: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”. Cô biết mình được nhiều người, nhất là các anh lính để ý và có thiện cảm. Điều đó làm cô thấy vui và tự hào, nhưng chưa dành riêng tình cảm cho một ai. Nhạy cảm, nhưng cô lại khá kín đáo, không hay biểu lộ tình cảm của mình, thường giữ khoảng cách giữa đám đông, tường như là kiêu kì. Cô cũng là người có tinh thần trách nhiệm với công việc, hết sức dũng cảm, gan dạ, bình tĩnh, tự tin và rất tự trọng. Khi thực hiện nhiệm vụ phá bom, ban đầu cô cũng thấy căng thẳng, hồi hộp, nhưng cảm thấy có ánh mắt của các chiến sĩ đang dõi theo động viên, khích lệ, lòng tự trọng trong cô đã thắng cả bom đạn Ở đoạn hổi tưởng của nhân vật về tuổi học trò, tác giá làm nổi rò nét tính cách hồn nhiên; vô tư với một chút tinh nghịch và mơ mộng của một thiếu nữ. Chẳng hạn, chỉ một trận mưa đá vụt qua cũng đánh thức dậy ở nhân vật này rất nhiễu kỉ niệm và nỗi nhớ về thành phố quê hương, gia đình và tuổi thơ thanh bình của minh. Tâm lí nhân vật Phương Định trong một lần phá bom được miêu tả rất cụ thể, tinh tế đến từng cảm giác, ý nghĩ, dù chi thoáng qua trong giây lát. Mặc dù đã rất quen với công việc nguy hiểm này, nhưng mỗi lần vần là một thừ thách đối với thần kinh. Ở bên quả bom, kề sát với cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người như cùng trở nên sắc nhọn hơn. “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cửa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bóng thấy tại sao mình làm quả chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành “. Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nô của quả bom. Tóm lại, ngòi bút của Lê Minh Khuê đã miêu tả sinh động, chân thực tâm lí nhân vật, làm hiện lên một thế giới nội tâm phong phú. Cách nhìn và thể hiện con người thiên về ngợi ca cái tốt đẹp, trong sáng, cao thượng. Qua nhân vật Phương Định và các cô thanh niên xung phong, Lê Minh Khuê đã có cái nhìn thật đẹp, thật lãng mạn về cuộc sống chiến tranh, về con người trong chiến tranh. Chiến tranh là đau thương mất mát song chiến tranh không thể hủy diệt được vẻ đẹp tâm hồn rất tươi xanh của tuổi trẻ, của con người. Chính từ những nơi gian lao, quyết liệt ta lại thấy ngời sáng vẻ đẹp của tuổi trẻ, của chủ nghĩa anh hùng Cách mạng Việt Nam. Ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật kể chuyện – cô gái thanh niên xung phong người Hà Nội – tạo cho truyện có giọng tự nhiên, thoải mái, trẻ trung và có chất nữ tính. Lời kể thường dùng những câu ngăn, nhịp nhanh, tạo được không khí khẩn trương trong hoàn cảnh chiến trường, ở những đoạn hồi tưởng, nhịp kề chậm lại, gợi nhớ những kì niệm tuổi niên thiếu hồn nhiên, nhạy cảm của một cô học sinh thành phố thích mơ mộng. Truyện kể theo ngôi thứ nhất đã tạo một điểm nhìn phù hợp dễ dàng tái hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, khắc họa thế giới tâm hồn, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật một cách chân thực giàu sức thuyết phục, làm hiện lên vẻ đẹp của con người trong chiến tranh. Truyện viết về chiến tranh, có những chi tiết, sự việc về bom đạn, chiến đẩu, hi sinh, nhưng chủ yếu vẫn hướng vào thế giới nội ,tâm, làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của con người trong chiến tranh.
Viết về cuộc sống và chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên một cao điểm ở tuyến đường Trường Sơn trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, Những ngôi sao xa xôi đã làm nổi bật tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, tinh thần dũng cảm, cuộc sống, chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của họ. Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu vẻ thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.