Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giáo dục lao động là một phần quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động: yêu lao động, quý trọng người lao động, giúp trẻ nắm được các kỹ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị sau này cho trẻ tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện cho trẻ.
Giáo dục lao động đối với trẻ mầm non không chỉ là nhiệm vụ của các cô giáo trong trường mà đồng thời phải từ chính gia đình trẻ.Trong thời đại hiên nay, các gia đình cũng bằng cách này, cách khác để giáo dục trẻ yêu lao động, nhưng con trẻ vẫn ngại làm việc hoặc chỉ thực hiện các nhiệm vụ một cách miễn cưỡng. Để con hứng thú với lao động thì đầu tiên bố mẹ hãy là tấm gương chuẩn mực và là người truyền tình yêu lao động cho con trẻ. Bên cạnh đó thì việc trẻ ở trường các cô giáo phải tạo cơ hội cho trẻ làm quen với động từ những việc đơn giản từ những hoạt động cá nhân hay tính lao động tập thể để trẻ có thói quen biết lao động.
Ở trường mẫu giáo, trong gia đình và môi trường xã hội, trẻ được tiếp xúc với lao động của người lớn và những kết quả do lao động mà có. Lúc đầu, trẻ mới chú ý đến bản thân hành động lao động, các thao tác lao động, việc sử dụng các công cụ lao động, sự vận động của các cơ chế máy móc hấp dẫn, lôi cuốn trẻ. Đó chỉ là những yếu tố bên ngoài của lao động, về sau, do sự tích luỹ kinh nghiệm bản thân và sự giải thích của cô giáo, trẻ dần dần hiểu biết được lao động của người lớn, ý nghĩa xã hội và lợi ích của lao động. Từ những hiểu biết đó hình thành ở trẻ lòng tôn trọng đối với lao động của người lớn và thái độ giữ gìn kết quả của lao động. Đó là những nhân tố sơ đẳng, ban đầu về lao động mà trẻ cần hiểu biết.
Song, việc tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia các hình thức lao động phù hợp với sức khoẻ và tâm lí lứa tuổi có ý nghĩa giáo dục thực sự, trẻ mới cảm thấy lao động là khó khăn và sự cần thiết phải lao động, phải có sự nỗ lực hoàn thành công việc được giao. Việc dạy cho trẻ biết lao động hợp lí là cơ sở của việc tổ chức lao động. Điều đó thể hiện ở việc giáo dục cho trẻ những kĩ năng và kỹ xảo lao động đơn giản. Tuỳ theo sự phát triển và trưởng thành của trẻ mà nâng dần yêu cầu đối với chất lượng, trình độ tổ chức, khối lượng lao động và nhịp độ công việc.
Trong quá trình dạy các kĩ năng lao động, giáo viên hình thành ở trẻ nguyện vọng tự thực hiện các thao tác vừa sức trẻ, chỉ cần đến sự giúp đỡ khi thật cần thiết. Cần hình thành cho trẻ niềm tin vào sức mình, niềm vui đối với kết quả lao động, động viên mọi ý định thể hiện tính độc lập của trẻ. Lao động phải mang đến niềm vui cho trẻ. Từ đó hình thành lòng yêu lao động.
Chính vì vậy mà giáo viên luôn chú trọng thường xuyên tổ chức cho các bạn lớp 4 tuổi B2 tham gia hoạt động lao động tại lớp học như: Lau dọn, sắp xếp các góc chơi tại lớp. Các bạn rất hứng thú cùng cô và các bạn khác tham gia buổi lao động.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |