Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên

Xa XứEm tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: “ ơ đây, đường phố sạch đẹp, văn minh, bỏ xa lắc nước mình...”
Cuối năm viết: “ Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm...”
Mùa đông năm sau viết: “ Em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố bụi bặm, ồn ào, nhớ bến chợ xôn xao, lầy lội... Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á để hỏi có phải người Việt không...”
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
Câu 2: Chỉ ra sử thay đổi tâm trạng cua " Em tôi " ở hai lần viết thư đầu và lần thứ ba

Câu 3: Phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn ' Mùa đông bên này tĩnh lặng , tinh khiết như tranh , thích lắm ...'
Câu 4: Chỉ ra những thông điệp được rút ra từ văn bản trên ?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
86
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là viết thư để diễn đạt tâm trạng và suy tư của nhân vật "Em tôi" khi đang du học ở một nước ngoại.

Câu 2: Tâm trạng của "Em tôi" ở hai lần viết thư đầu là hạnh phúc và thích thú với cuộc sống mới, còn ở lần thứ ba là nhớ nhà, nhớ quê hương và cảm thấy cô đơn.

Câu 3: Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn "Mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm..." là so sánh, giúp tạo ra hình ảnh mùa đông yên bình, trong sáng và đẹp như tranh vẽ.

Câu 4: Từ văn bản trên, chúng ta có thể rút ra thông điệp về sự khao khát quê hương, tình cảm thiêng liêng với đất nước và người thân, cũng như sự nhớ nhà và cảm giác lạc lõng khi ở xa quê hương.
1
0
Ngọc Tú
14/04/2024 12:12:44
+5đ tặng
Câu 1 : PTBĐ chính của văn bản trên là biểu cảm
Câu 2 : Tâm trạng của " Em tôi " ở hai lần viết thư đầu rất phấn khởi , háo hức vì mọi thứ trước mắt đều xa hoa , mới lạ mà trước đây mình chưa từng thấy . Nhưng sau khi sống lâu ở đó thì dần dần con người ta mới cảm thấy nhớ nhung rồi ao ước được quay về gốc gác nơi sinh ra của mình như thể với bức thư số ba mà " Em tôi " đã viết .
Câu 3 : – Phép tu từ: so sánh tĩnh lặng, tinh khiết như tranh
– Tác dụng: Miêu tả sinh động, cụ thể vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên nơi xứ lạ.
Câu 4 : – Thông điệp được rút ra từ văn bản: mỗi người đều khao khát đến với những vùng đất lạ để tìm hiểu, tiếp thu cái mới song quê hương nguồn cội với những gì thân thuộc, bình dị vẫn mãi là nơi đi về trong niềm thương nỗi nhớ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×