Thanh Hóa được coi là một trong những địa phương giàu tiềm năng phát triển kinh tế từ biển với đường bờ biển dài 102 km và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2.
Cùng những điều kiện thuận lợi thiên nhiên ban tặng, Thanh Hóa còn có bề dày lịch sử và văn hóa biển đặc thù của cư dân miền đất mở, nơi hội tụ và giao lưu văn hóa với khu vực và quốc tế.
Chúng ta cần làm:
Khôi phục và bảo vệ các di tích, di vật liên quan tới lịch sử hình thành một số làng chài cổ tiêu biểu ở các làng xã ven sông biển; bảo lưu các phương tiện đánh bắt hải sản như: bè mảng, lưới, ngư cụ, đồ dùng đi biển.... để vừa gìn giữ nếp sống sinh hoạt, tín ngưỡng, phong tục, tập quán cổ xưa, vừa góp phần phát triển kinh tế du lịch, giảm dần xu hướng đô thị hoá lan rộng đã và đang "tấn công" làng chài và những mỹ tục tồn tại lâu đời.
nghiên cứu mô hình lễ hội du lịch Sầm Sơn, gắn với Hội chợ các làng chài ven sông biển, giới thiệu những đặc sản vốn có và các thao tác chế biến món ăn trở thành văn hoá ẩm thực mang đậm chất biển, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế du lịch, thu hút đầu tư hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch với các đối tác trong nước và quốc tế; đưa những giá trị văn hoá mới tiến bộ, lành mạnh, văn minh của thế giới đến với khu du lịch văn hoá Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Quảng Cư....