LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài Bếp Lửa (Bằng Việt)

Phân tích bài Bếp Lửa (Bằng Việt)
 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
55
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Bếp Lửa" của nhà thơ Tố Hữu là một trong những tác phẩm nổi tiếng của văn học Việt Nam, nói về cuộc sống bình dị và tình cảm gia đình. Bài thơ mô tả hình ảnh một bếp lửa nhỏ, ấm áp, nơi mà gia đình sum họp, chia sẻ những niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống hàng ngày.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ đơn giản, gần gũi để tạo nên sự gần gũi, thân thiện với người đọc. Bài thơ cũng nhấn mạnh vào ý nghĩa của tình thân, tình yêu gia đình và sự quan trọng của việc giữ gìn, trân trọng những giá trị truyền thống.

Từng câu thơ trong bài thơ "Bếp Lửa" đều chứa đựng những tình cảm sâu lắng, những hình ảnh đẹp và ý nghĩa sâu sắc về tình yêu thương, sự hiểu biết và chia sẻ trong gia đình. Đó là lý do tại sao bài thơ này luôn được đánh giá cao và trở thành một trong những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam.
1
0
Chou
17/04 11:41:47
+5đ tặng
Những kỷ niệm thơ ấu bên người thân là những kỷ niệm mà mỗi chúng ta không bao giờ có thể quên được. Đó có thể là kỷ niệm về ông bà, bố mẹ và được khắc ghi vào những trang thơ. Nhắc tới những kỷ niệm về bà chúng ta không thể không nhắc tới bài thơ Bếp Lửa của Bằng Việt. Bài thơ được viết khi ông 19 tuổi và đang đi du học tại Liên Xô.

Những tình cảm và kỷ niệm về bà được thể hiện qua dấu ấn của hình ảnh bếp lửa, một hình ảnh quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam. Nhà thơ Bằng Việt khi ở nơi đất khách quê người và bắt gặp hình ảnh bếp lửa nên đã gợi nhớ tới hình ảnh người bà và những kỉ niệm về tình cảm bà cháu:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”


Có thể thấy ngay ở những dòng thơ đầu tiên chúng ta đã bắt gặp liên tục hình ảnh bếp lửa. Nhà thơ sử dụng từ “chờn vờn” để khắc họa những ký ức khi mới hiện về còn chưa rõ ràng nhưng khi bếp lửa ấy được thắp lên khiến cho mọi vật như sáng bừng trong đó có cả tâm hồn người cháu. Mặc dù đang ở xa nhà, xa đất nước mình nhưng dường như thi sĩ vẫn cảm nhận được sự ấm áp, sự vỗ về, yêu thương như trong ký ức năm nào. Tình cảm của nhà thơ đối với bà là sự thương yêu vô bờ bến cũng từ đó những kỷ niệm cứ như ào ạt ùa về. Có những người cháu ký ức về bà của mình là những câu chuyện cổ tích với những bà tiên, ông Bụt thì Bằng Việt lại hoàn toàn khác. Những ký ức về bà của nhà thơ gắn liền với những năm tháng đói khổ, đen tối nhất của đất

 nước, của nơi tác giả được sinh ra, đó chính là nạn đói năm 1945:


“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói, hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

Với năm dòng thơ ngắn ngủi tái hiện lại xã hội những ngày đói kém bấy giờ, nhà thơ dã cho chúng ta thấy được tuổi thơ mà ông trải qua đó chính là nghèo đói, khổ cực. Bốn tuổi là tuổi mà trẻ co đương tuổi ăn, tuổi chơi nhưng nhà thơ lại chịu cảnh đói rét, “quen mùi khói”. Như ta đã biết mùi khói và ở trong không gian đầy khói rất khó chịu ấy vậy mà “đứa trẻ” ấy lại “quen mùi khói” chứng tỏ rằng đã phải chịu cảnh này rất lâu. Tác giả đã dưng cùm từ “đói mòn đói mỏi” để nêu lên tình cảnh chung lúc bấy giờ. Chính mùi khói mặc dù khó chịu nhưng lại là để xua đi mùi tử thi, mùi những người chết vì đói trên khắp ngõ ngách, khắp đường làng lúc bấy giờ. Mùi khói ấy đã vây bám vào tâm hồn trẻ thơ khiến nhiều năm năm trôi qua nhưng Bằng Việt không tài nào quên được, thậm chí tới giờ “sống mũi còn cay”. Nhưng đó chính là tấm lòng của người bà khiến cháu cảm động và nhớ mãi:


“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà có nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”

Nhớ về kỷ niệm cùng bà nhóm bếp và tiếng chim tu hú quen thuộc dường như đã nhóm lên ngọn lửa yêu thương bấy lâu nay cháu ấp ủ trong lòng. Nhớ về những câu chuyện bà kể và tiếng tu hú “tha thiêt” khiến những kỷ niệm ấy như dài hơn, xa hơn. Người cháu nhớ về những tháng ngày bà là người gắn bó, thân thiết với cháu nhất khiến tình bà cháu càng thêm sâu đậm bởi:

“Mẹ cùng cha bận công tác không về


Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe”

Trong tám năm ấy trước tình hình đất nước có chiến tranh, bà cháu phải rời làng đi tản cư trong khi bố mẹ thì bận công tác không về được khi ấy bà trở thành chỗ dựa vững chắc cho cháu. Chiến tranh khốc liệt và tàn bạo, gieo rắc biết bao khổ đau cho con người và hai bà cháu cũng không thoát khỏi, trở thành một trong những nạn nhân của chiến tranh:

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ


Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”

Cuộc sống khó khăn này nối tiếp khó khăn khác nhưng bà lại càng có nghị lực và có tấm lòng nhân hậu cao cả. Qua những dòng thơ áy ta thấy được hình ảnh về người bà tần tảo sớm tối, cần cù và giàu đức hi sinh. Mặc dù nhà bị đốt cháy nhưng vẫn mong muốn con mình không phải bận tâm đến việc ở nhà mà chuyên tâm với công việc ở chiến khu nên đã dặn dò đứa cháu.

Bài thơ đi tới gần kết thúc bằng việc nâng hình ảnh bếp lửa thành hình ảnh ngọn lửa, ngọn lửa đời thực hay ngọn lửa trong sâu thẳm con tim:

“Một ngọn lửa bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm”

Ngọn lửa chất chứa yêu thương, thắp sáng cho tâm hồn cháu, là ngọn lửa của niềm tin vào tương lai tươi sáng. Và từ ngọn lửa ấy cháu trở về với thực tại, với nỗi mong nhớ về bà khi đã rời xa vòng tay của bà, không biết “Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”.

Bài thơ Bếp Lửa để lại cho người đọc rất nhiều cảm xúc. Bài thơ khơi dậy tình cảm cao đẹp, thiêng liêng với gia đình, với những người thân thiết xung quanh ta, khơi dậy những kỷ niệm về một thời thơ ấu tươi đẹp.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư