1.1 nhiệt độ
Đa số các giống đồng tiền được trồng hiện nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ để cây phát triển tốt dao động từ 15 - 25oC. Nhiệt độ lý tưởng để ra hoa là 22oC, lá nõn mở là 22 - 25oC. Tuy nhiên cây có thể chịu được nhiệt độ từ 13 - 32oC, một số giống chịu nhiệt độ cao hơn 30 – 40oC.
1.2 ánh sáng
Hoa đồng tiền là loài cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt, hoa đẹp, độ bền hoa cao, nhưng cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm giảm cường độ quang hợp
1.3 độ ẩm
Đồng tiền là cây trồng cạn không chịu được úng nhưng đồng thời có sinh khối lớn, bộ lá to, tiêu hao nhiều nước, do vậy cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 - 70%, độ ẩm không khí từ 55 - 65% thuận lợi cho đồng tiền sinh trưởng, độ ẩm tốt sẽ góp phần làm cuống hoa kéo dài.
1.4 Đất trồng hoa đồng tiền
Cây đồng tiền thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, thoáng khí, khả năng giữ nước và thoát nước tốt, không bị đọng nước trong mùa mưa, tốt nhất là đất thịt pha cát.
* Đạm
- Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, cây nhỏ, ra hoa nhanh, chất lượng hoa kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ, cây có thể ngừng sinh trưởng, dễ bị đen và khô chết. Thừa đạm cây sinh trưởng thân lá mạnh nhưng vóng, mềm yếu, dễ bị đổ, ra hoa muộn cũng có thể không ra hoa, mất cân đối giữa thân lá và hoa, sâu bệnh dễ phát triển.
- Đồng tiền cần đạm từ lúc cây nhỏ cho đến khi cây phân hóa mầm hoa. Có thể dùng đạm cùng với phân hữu cơ pha loãng để tưới.
* Lân
Tất cả các bộ phận của cây hoa đồng tiền đều cần lân, lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây con khỏe, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp.
Thiếu lân lá già, lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá, hoa tự nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả năng chống chịu kém.
- Cây cần lân nhất vào giai đoạn hình thành nụ và hoa. Do lân phân giải chậm nên 3/4 lượng lân dùng để bón lót,còn lại 1/3 dùng để thúc cùng với đạm và kali. Nếu đất trung tính, nhiều mùn nên dùng Super lân, đất chua dùng phân lân nung chảy, đất chua mặn dùng Apatit.
* Kali
- Kali có rất nhiều trong cây đồng tiền non trước lúc ra hoa. Kali giúp cho cây tăng cường tính chịu rét, chịu hạn, chịu sâu bệnh.
- Nếu thiếu kali đầu chóp lá già vàng và chết khô, sau đó cả phần thịt lá giữa các gân lá cũng như vậy, cuống hoa mềm ra không đứng lên được, màu sắc hoa nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn.
- Đồng tiền cần kali vào thời kỳ kết nụ và nở hoa. Có thể sử dụng kali ở các dạng khác nhau (chú ý nếu dùng sulfat kali phải bón thêm vôi bột để khắc phục đất chua).
* Canxi
- Canxi giúp đồng tiền tăng khả năng chịu hạn, hạn chế tác dụng độc của các axít hữu cơ, ngoài ra nó còn có tác dụng giảm chua, tăng độ phì cho đất.
* Các nguyên tố vi lượng
- Ngoài các yếu tố trên, một số nguyên tố vi lượng khác: Mg, Fe, Cu, Na… cũng rất cần cho cây, nó được bổ sung qua phân hữu cơ, phân vi sinh, phân bón lá.
- Thông thường khi thiếu Mg: lá giòn, cong queo, thậm chí biến đỏ, cuống lá dài, gân lá non gồ lên, sự ra hoa bị ức chế.
- Thiếu Fe: lá có màu vàng nhạt, gân trắng.
- Thiếu Cu: lá non bị gãy, cong, cây bắt đầu khô từ đỉnh sau đó chết cả cây.
=> Điều kiện quan trọng nhất: Ánh sáng, độ ẩm
- Đất trồng đồng tiền cần thoát nước tốt, mực nước ngầm thấp và ổn định. Mực nước ngầm cao thường đọng nước, rễ cây dễ bị thối và bị bệnh, nên cần hệ thống thoát nước tốt. Xung quanh đào rãnh thoát nước sâu từ 0,7 - 1m và lên luống cao, tuyệt đối không trồng ở nơi đất trũng.
- Độ pH dao động từ 5,5 - 6,5, pH tối thích từ 6 - 6,5.
- Nếu đất kiềm có thể bón phân chứa lưu huỳnh để giảm thấp độ pH , đất chua bón bổ sung vôi để điều tiết độ chua, đất thịt nặng bón tăng lượng hữu cơ (vỏ trấu, lá cây mục) để tăng độ tơi xốp. Đất cát giữ nước kém và đất giữ ẩm cao không thích hợp cho trồng đồng tiền.
1.4 Dinh dưỡng đối với cây hoa đồng tiền