Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào kiến thức đã học:Trình bày tiềm năng, tình hình phát triển, phương hướng ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản

 Dựa vào kiến thức đã học:

Trình bày tiềm năng, tình hình phát triển, phương hướng ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản.

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
170
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản hiện đang có tiềm năng lớn do Việt Nam có đường bờ biển dài, nhiều vùng biển giàu tài nguyên hải sản. Ngoài ra, ngành này còn được hưởng lợi từ sự phát triển của ngành du lịch biển, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm hải sản.



Tình hình phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản đang ngày càng được chú trọng và đầu tư phát triển. Các doanh nghiệp trong ngành đang áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, việc quản lý bền vững tài nguyên biển cũng được đặt lên hàng đầu để bảo vệ môi trường biển và duy trì nguồn lợi hải sản.



Phương hướng phát triển của ngành khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản trong tương lai là tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm hải sản, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, cần đầu tư vào nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới để tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí và bảo vệ môi trường biển.

2
0
Ng Nhật Linhh
17/04 21:17:13
+5đ tặng

Trình bày tiềm năng , tình hình phát triển , phương hướng phát triển của ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển đảo

Điều kiện phát triển:
– Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
– Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển:
– Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng ѵà chế biến hải sản.
– Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển:
+ Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
+ Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Thắng đz
17/04 21:17:50
+4đ tặng

Trình bày tiềm năng , tình hình phát triển , phương hướng phát triển của ngành khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển đảo

Điều kiện phát triển:
– Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
– Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư… tạo điều kiện cho đánh bắt hải sản.

Ven biển có nhiều vũng vịnh, cửa sông, đầm, phá,…thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
* Tình hình phát triển:
– Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng ѵà chế biến hải sản.
– Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chủ yếu đánh bắt gần bờ.
* Phương hướng phát triển:
+ Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ.
+ Nuôi trồng thủy sản đang được đẩy mạnh phát triển.
+ Phát triển đồng bộ và hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản

2
0
Vũ Đại Dương
17/04 21:18:04
+3đ tặng
Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
– Sản lượng thủy sản tăng nhanh (năm 2005 gấp 3,9 lần năm 1990), đạt gần 3,5 triệu tấn, lớn hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm.
– Sản lượng thủy sản tính bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 42kg/ năm.
– Nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất và giá trị sản lượng thủy sản.
Về Cơ cấu sản lượng:
– Đánh bắt luôn chiếm ưu thế. Điều này vì nguồn lợi thủy sản ở biển nước ta rất phong phú và là cơ sở cho hoạt động đánh bắt.
– Tuy nhiện, có sự thay đổi cơ cấu thủy sản theo hướng tăng nhanh sản lượng nuôi trồng (từ 18,2% năm 1990 lên 42,6% năm 2005) và giảm dần sản lượng đánh bắt (81,8% năm 1990 lên 57,4% năm 2005)
+ Khai thác thuỷ sản
– Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1791 nghìn tấn (gấp 2,7 lần năm 1990), trong đó riêng cá biển là 1367 nghìn tấn. Sản lượng khai thác nội địa đạt khoảng 200 nghìn tấn.
– Tất cả các tỉnh giáp biển đều đẩy mạnh đánh bắt hải sản, nhưng nghề cá có vai trò lớn hơn ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
– Các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt là Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Định, Bình Thuận và Cà Mau (riêng 4 tỉnh chiếm 38% sản lượng thủy sản khai thác cả nước).
+ Nuôi trồng thủy sản
+ Nuôi tôm
– Nghề nuôi tôm nước lợ (tôm sú, tôm he, tôm rảo, …) và tôm càng xanh phát triển mạnh.
– Kĩ thuật nuôi tôm đi từ quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp.
– Vùng nuôi tôm lớn nhất: Đồng bằng sông Cửu Long, nổi bật các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh và Kiên Giang. Nghề nuôi tôm cũng đang phát triển mạnh ở hầu hết các tỉnh duyên hải.
– Tính đến năm 2005, sản lượng tôm nuôi đã lên tới 327194 tấn, riêng Đồng bằng sông Cửu Long là 265.761 tấn (chiếm 81,2%).
+ Nuôi cá nước ngọt
– Cũng phát triển, đặc biệt ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng
– Nổi bật là An Giang về nuôi cá tra, cá basa, tính đến năm 2005, sản lượng cá nuôi đã lên tới 180 nghìn tấn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×