Giắc Lân đơn (Jack London) sinh năm 1876 mất năm 1916 là nhà văn hiện thực Mỹ nổi tiếng đầu thế kỷ XX. Năng khiếu văn học bộc lộ khá sớm ngay từ thời sinh viên và sau những chuyến đi dài, đi xa, đi tìm vàng, hàng loạt tác phẩm của ông ra đời: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Mactin Eden (1903), Gấu biển (1904) Tình yêu cuộc sống (1907), Gót sắt (1907), vv... Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild) ra đời năm 1903, là kết quả của chuyến đi tới Klăn - đai - cơ tim vàng. Ngay từ khi ra đời, tác phẩm đã gây một tiếng vang rất lớn.
Nội dung cuốn tiểu thuyết xoay quanh nhân vật chính là một chú chó có tên là Bắc một chú chó tính khôn và trải qua nhiều bất hạnh. Đang sống trong một gia đình khá giả, Bắc bị bắt cóc đưa lên vùng A-la-xca trên Bắc cực để kẻo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng, và cuộc đời của nó thay đổi từ đây. Bắc như một vật chuyển đổi cực nhọc trong bão tuyết, phải qua tay nhiều chủ độc ác và nhẫn tâm, bị bạc đãi. Cuối cùng Bắc đã được gặp Giòn Thooc-tơn, một người chủ có tính cách vô cùng đẹp đẽ và tình nghĩa, và có được "một tình yêu thực sự nồng nàn". Giữa vùng Bắc cực băng giá, người và vật đã sống trong tình bạn ít có. Mấy lần Bắc đã dũng cảm xả thân cứu chủ khi cải chết đã cầm chắc trong tay... Sau một lần đi săn từ rừng trở về, Bắc đã chứng kiến cảnh hoang tàn, đẫm máu đối với người chủ nó thương yêu nhất. Giôn Thoọc - tơn cùng những người bạn và các chủ chó kéo xe bị nhóm người Yhet tàn sát. Lúc này đây, tình yêu thương, trưng thành mà Bắc dành cho Giôn đã trở thành nỗi đau thống thiết, khiến nó trở nên hoang dã hơn bao giờ hết. Bắc như mất hồn, đau đớn. Nó dứt bỏ con người hoàn toàn, đi theo tiếng gọi nơi hoang dã. Tiếng gọi nơi hoang dã của Giắc Lân-đơn là một cuốn sách giàu ý nghĩa. Không chỉ đơn giản là câu chuyện về cuộc đời thăng trầm của một chú chó mà hơn hết là những giá trị nhân văn sâu sắc. Đọc cuốn tiểu thuyếtnày bạn sẽ không chỉ đơn giản là có những cảm xúc vui buồn mà còn là sự đồng cảm tuyệt đối. Cảm xúc của bạn sẽ lên xuống theo từng nhịp của câu chuyện: thư thải với cuộc sống an nhàn của Bắc, lo lắng khi Bắc bị bắt đi, giận dữ khi Bắc bị bóc lột sức lao động, mùng vì Bắc được giải thoát, đau khổ cùng Bắc vì mắt người chủ mà nó yêu thương nhất và cuối cùng là khâm phục khi Bắc có thể trở thành một chủ chó hoang mạnh mẽ.
Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã gửi gắm thông điệp đầy nhân văn của tác giả đến bạn đọc. Trong cuộc đời này, không chỉ có con người khao khát được sống trong tỉnh yêu thương mà loài vật cũng phải được sống trong tình thương như thế. Mắt tình thương, tâm hồn của cả con người và loài vật cũng sẽ dần bị khô héo
(Nguyễn Thị Hoa, Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ số 1, năm 2018, trang 105,106)
Câu a: Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào? Em hãy nêu nội dung chính của văn bản.
Câu b: Xác định thành phần biệt lập có trong đoạn văn thứ nhất, gọi tên và nêu tác dụng.
Câu c: Em hãy ghi lại câu văn nêu lên thông điệp của người viết có trong văn bản. giúp em với ạ
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).