Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích thơ đường bạn đến chơi nhà

viết bài văn phân tích thơ đường bạn đến chơi nhà
theo dàn ý mới lớp 8 
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
40
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đường bạn đến chơi nhà là một bài thơ ngắn của nhà thơ Hàn Mặc Tử, nói về sự chờ đợi và hạnh phúc khi có bạn đến thăm nhà. Bài thơ được chia thành ba phần chính: sự chờ đợi, niềm vui khi bạn đến và tình cảm chân thành của người chủ nhà.

Phần đầu tiên của bài thơ nói về sự chờ đợi của người chủ nhà khi đang mong ngóng đến lúc bạn đến chơi. Người viết đã sử dụng hình ảnh "bước chân ai vang vọng qua sân" để tạo nên không khí hồi hộp và mong đợi. Bằng cách này, người đọc có thể cảm nhận được sự hân hoan và háo hức của người chủ nhà khi chờ đợi bạn đến.

Phần thứ hai của bài thơ mô tả niềm vui và hạnh phúc khi bạn đến chơi nhà. Người viết đã sử dụng những từ ngữ như "vui sướng", "hạnh phúc" để diễn đạt cảm xúc của người chủ nhà khi được gặp bạn. Hình ảnh "tay nắm tay" càng làm tôn lên tình bạn và sự gắn kết giữa hai người.

Phần cuối cùng của bài thơ thể hiện tình cảm chân thành và sự quý trọng của người chủ nhà đối với bạn. Bằng cách diễn đạt "nhà cửa nào cũng đều rộn ràng", người viết muốn nhấn mạnh rằng ngôi nhà chỉ thực sự trở nên ấm áp và hạnh phúc khi có bạn đến chơi. Điều này cũng thể hiện sự biết ơn và trân trọng từ phía người chủ nhà đối với tình bạn đáng quý.

Tóm lại, bài thơ Đường bạn đến chơi nhà của Hàn Mặc Tử là một tác phẩm nhẹ nhàng nhưng đầy ý nghĩa về tình bạn và sự quý trọng giữa hai người. Qua bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được sự ấm áp và hạnh phúc khi có bạn đến thăm nhà, cũng như tình cảm chân thành và biết ơn từ phía người chủ nhà.
1
0
Chou
26/04 21:14:19
+5đ tặng

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ tiêu biểu của nền thi ca thời kỳ cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX. Ông có rất nhiều bài thơ hay để lại nhiều ấn tượng sâu sắc với người đọc.

Bài thơ “Bác đến chơi nhà” thể hiện tình cảm mộc mạc của tác giả dành cho bạn mình, một tình cảm không vì vật chất mà xuất phát từ tình cảm thân thiết của hai bên. Dù bác tới chơi nhà không có gì tiếp đãi bác tử tế, thì tình bạn của hai người vẫn thân thiết, keo sơn gắn bó vì họ thật sự hiểu tấm lòng chân thành của nhau.

“Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây ta với ta!”

Bài thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được tấm chân tình của tác giả với người bạn thân tri kỷ của mình. Ca ngợi tình bạn là thứ không vì những vật chất tầm thường mà bị mất đi sự cao quý, chân thành.

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà. Câu thơ đầu tiên thể hiện sự vồn vã thân mật của một tác giả khi gặp lại bạn thân của mình, rất lâu không tới chơi, có thể vì bận bịu công việc hoặc do đường xá xa xôi nên không ghé thăm nhau thường xuyên được.

Những câu thơ đầu của bài thơ khiến cho người đọc có cảm giác tác giả cảm thấy hụt hẫng, buồn phiền, lo lắng vì lâu lắm mới có khách quý ghé thăm mà nhà chẳng có gì đãi khách. Đến những thứ vốn là sẵn có của nhà nông như rau cải, bầu bí mọc trong vườn lúc nào chẳng có để ăn. Nhưng nhà tác giả cũng chẳng có, tiếp khách mà miếng trầu cũng không thật đáng tiếc. Những lời thơ thể hiện sự phân trần giải thích cho những thiếu thốn, thiếu sót của mình trong việc tiếp khách quý mà chẳng có gì đáng giá.

Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ thì sẽ cảm thấy đây chỉ cách nói vui vẻ, bông đùa cường điệu hóa của tác giả Nguyễn Khuyến muốn trêu đùa bạn của mình. Thông qua những lời trần tình của tác giả ta cũng cảm nhận được sự giản dị mộc mạc của làng quê Việt Nam thời xưa.

Với nhịp thơ đều đặn ngắt nhịp nhẹ nhàng thể hiện cho lời thủ thỉ nhẹ nhàng kèm theo những nụ cười hóm hỉnh, trêu đùa của tác giả. Đối lập với tất cả những cái không có ấy chính là tấm lòng, tấm chân tình của tác giả dành cho bạn mình.

Câu thơ cuối cùng của bài thơ thể hiện rõ nét tình cảm chân thành của tác giả dành cho bạn mình. Nó là thứ tình bạn cao quý quan hệ bạn bè xây dựng trên nền tảng của tình cảm vững chắc không vì những vật chất tầm thường mà bị phai nhạt hay biến mất.

Trong bài thơ của bà Huyện Thanh Quan có câu thơ “Một mảnh tình riêng ta với ta” thể hiện cho nỗi buồn sự cô đơn của tác giả khi chỉ có một mình đối diện với chính mình với nỗi cô đơn trong lòng.Còn trong bài thơ “Khách đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến “Bác đến chơi đây ta với ta” thì hoàn toàn trái ngược ta với ta thể hiện tuy hai người nhưng lại là một bởi họ rất thân thiết, hiểu nhau vô cùng, thể hiện niềm vui sự hòa quyện, hòa hợp của hai người bạn tri kỷ.

Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong việc sáng tác thơ trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách vô cùng tinh tế đặc sắc, thể hiện sự tài hoa của tác giả trong việc sử dụng từ ngữ. Nhịp thơ của tác giả phối vô cùng nhẹ nhàng, tinh tế, thể hiện sự thanh thoát, tự nhiên không gượng ép làm cho bài thơ vô cùng hấp dẫn người đọc bởi ngôn ngữ linh hoạt, lời tâm sự thủ thỉ của tác giả.

Đây là một bài thơ hay, viết về tình bạn. Nó ca ngợi tình bạn trong sáng không tới với nhau vì vật chất hay vinh hoa phú quý, thể hiện tình bạn vĩnh cửu trong sáng, tri kỷ. Một tình bạn đã trải qua nhiều gian nan thử thách mới có được chứ không phải ngày một ngày hai. Nên họ không bao giờ vì những thứ nhỏ nhặt mà làm mất đi tình bạn thân thiết đáng quý của mình.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×