Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:
Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép…;
Rừng tự nhiên phục mụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải thiện môi trường chung của hệ sinh thái;
Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước… phụ vụ nhu cầu sinh tồn của con người….
Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phụ vụ đời sống của con người.
Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió… là nguồn cung cấp điện năng, sự sống trực tiếp cho con người.
Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ không có sự sống của con người.
Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.
Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa…
Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Và rất nhiều các vai trò quan trọng khác mà chúng tôi chưa thể phân tích kỹ trong một bài viết cụ thể.