Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy viết một bài văn giới thiệu về ngành Nghè họa sĩ sáng tác tranh

Em hãy viết một bài văn giới thiệu về ngành Nghè họa sĩ sáng tác tranh
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
546
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nghệ họa là một ngành nghệ thuật đầy sáng tạo và đa dạng, nơi mà những tác phẩm tranh được tạo ra bởi những họa sĩ tài năng và đam mê. Tranh là một cách thể hiện tâm hồn, suy tư và cảm xúc của con người thông qua hình ảnh và màu sắc.

Nghệ họa không chỉ là nơi để họa sĩ thể hiện khả năng sáng tạo của mình mà còn là nơi để họ tìm kiếm sự độc đáo và cá nhân trong từng tác phẩm. Các họa sĩ sáng tác tranh không chỉ đơn thuần vẽ hình mà còn sử dụng nhiều kỹ thuật và phong cách khác nhau như sơn dầu, nước, acrylic, hay tranh vẽ kỹ thuật số.

Nghệ họa không chỉ là một ngành nghề mà còn là một cách để thể hiện cái đẹp và tinh thần của con người. Những tác phẩm tranh sẽ được trưng bày tại các triển lãm, các bảo tàng nghệ thuật và trở thành nguồn cảm hứng cho người xem.

Nếu bạn đam mê nghệ thuật và muốn trở thành một họa sĩ sáng tác tranh, hãy tham gia vào ngành Nghệ họa để phát triển tài năng và khám phá sự sáng tạo của mình. Hãy để bản thân bạn tự do bay bổng trong thế giới màu sắc và hình ảnh, để tạo ra những tác phẩm tranh độc đáo và ấn tượng.
0
0
Quỳnh Diễm
05/05 17:06:46
+5đ tặng

Tên tuổi Họa sĩ Tô Ngọc Vân gắn liền với nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại. Tấm lòng chân thành với nghệ thuật và tình yêu đất nước đã khởi nguồn để ông đến với hội họa và trở thành một trong những họa sĩ tiêu biểu của giai đoạn khởi đầu nền nghệ thuật tạo hình cách mạng Việt Nam.

Tô Ngọc Vân sinh ngày 15 tháng 12 năm 1906 tại phố Hàng Quạt, Hà Nội. Hà Nội là chiếc nôi cuộc đời và cả nghệ thuật của ông. Đi nhiều nơi trong nước và sang Campuchia dạy học, nhưng Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội vẫn là nơi ông chứng kiến nhiều nỗi đau và niềm vui trong đời sống. Nơi ấy đã nuôi dưỡng ông lớn lên để gắn mình với những sự kiện nghệ thuật của đất nước đến trọn đời.

Thuở nhỏ, do nhà nghèo, Tô Ngọc Vân sống nhờ nhà bà cô, quá tuổi mới đến trường học chữ. Tuổi thơ khốn khó đã sớm tạo cho ông ý chí tự lập. Lúc rảnh, Tô Ngọc Vân đến rạp cải lương xem hát và rất mê các anh hùng nghĩa hiệp. Về đến nhà, cậu bé cầm gạch non vẽ đến mê mải hình các nhân vật sân khấu đã in đậm vào tâm trí. Đang học trung học năm thứ ba, Tô Ngọc Vân bỏ học, đi theo con đường nghệ thuật.

Năm 1925, ông ứng thi khóa I Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng trượt. Qua kỳ thi năm sau, năm 1926, ông thi đỗ. Với tất cả lòng nhiệt thành và say mê cái đẹp, trong những năm trên ghế nhà trường, ông tiếp nhận những kiến thức tạo hình mới với sự hăng say không biết mệt mỏi. Phương pháp tạo hình mới của Phương Tây, đặc biệt là chất liệu sơn dầu, có sức hút mạnh mẽ, bởi ông nhận thức nghệ thuật của môn này đã giúp diễn đạt được những tình cảm rạo rực, xao xuyến trong tâm hồn người nghệ sĩ đứng trước cảnh vật.

May mắn rất lớn trong cuộc đời Tô Ngọc Vân là ông được học trong một trường Mỹ thuật lớn nhất Đông Dương do thầy giáo là họa sĩ người Pháp Victor Tardieu (1870 - 1937) sáng lập, đồng thời là Hiệu trưởng, là nhà lý luận, nhà sư phạm lỗi lạc, lại rất yêu thương đùm bọc sinh viên Việt Nam. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương là cái nôi của Mỹ thuật Việt Nam hiện đại trong giai đoạn trứng nước theo hướng kết hợp những cái hiện đại của Tây phương với truyền thống bản địa lâu đời. Trường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn hai thập kỷ nhưng đã sản sinh ra “thế hệ vàng” của Mỹ thuật Việt Nam hiện đại, đã trở thành chiếc nôi nuôi dưỡng và nâng cánh những sáng tạo nghệ thuật mới như tranh lụa hay tranh sơn mài Việt Nam nổi tiếng thế giới.

 

Trong các tài năng thuộc “thế hệ vàng” của Trường Mỹ thuật Đông Dương, nổi trội hơn cả lại chính là Họa sĩ Tô Ngọc Vân. Năm 1931, ông tốt nghiệp. Năm 1935, ông được Pháp bổ nhiệm dạy vẽ ở trường Xixôvắt, Campuchia. Từ năm 1939 đến năm 1945, ông được bổ nhiệm làm giảng viên, rồi sau đó được phong hàm giáo sư Trường Mỹ thuật Đông Dương. Sau năm 1945, ông được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Mỹ thuật Việt Nam.

Tô Ngọc Vân chỉ sống 48 năm (1906 - 1954), số lượng tác phẩm mỹ thuật của ông để lại không nhiều, nhưng nội dung lại rất sâu sắc, với dấu ấn phong cách độc đáo.

Năm 1931, ông sáng tác tác phẩm Bức thư tỏ thiện cảm với những cô gái lao động nền nã bên khung cửi qua những tình cảm kín đáo, đoan trang. Đó là sự dè dặt của một khuynh hướng. Sau này Tô Ngọc Vân thể hiện hình ảnh người phụ nữ sâu đậm hơn với những đồng cảm trân trọng. Đây là lúc họa sĩ vẽ nhiều hơn về phong cảnh đẹp bằng sơn dầu, như Ánh mặt trời, Bụi chuối ngoài nắng, Trời dịu... Thành công của họa sĩ không phải chỉ ở trong nước, mà còn góp phần mang tiếng nói của Mỹ thuật Việt Nam đến với nhiều nước. Năm 1931, bức tranh sơn dầu Bức thư được tặng bằng danh dự ở Triển lãm hội họa Pháp và được thưởng Huy chương vàng ở Triển lãm thuộc địa tại Paris.

Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Tô Ngọc Vân trước Cách mạng Tháng Tám là người đàn bà thành thị. Tác phẩm Dưới ánh nắng vẽ người thiếu nữ mơ màng, nắng bên bờ ao, đến người thiếu nữ bâng khuâng. Tranh Tô Ngọc Vân không gợi lên một nhân vật cụ thể, chỉ như biểu tượng về sự trong trắng, cao quý của người phụ nữ. Người phụ nữ được ông thể hiện với sự trân trọng trước đối tượng, không sa vào khoái cảm nhục thể, hay cũng không quá mơ hồ, ẻo lả, kiêu sa như người phụ nữ trong tranh của các họa sĩ đương thời. Bức tranh Thiếu nữ bên hoa huệ, vẽ năm 1943, của Tô Ngọc Vân là một kiệt tác của nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam.

Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, rồi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã lay động tâm hồn Tô Ngọc Vân, để ông đoạn tuyệt với đề tài cũ, bắt đầu giai đoạn sáng tác mới, mở đầu là bức tranh thể hiện hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Cũng như nhiều nghệ sĩ khác, Tô Ngọc Vân đi vào cuộc kháng chiến với tất cả những băn khoăn, day dứt đầy tính trung thực của người nghệ sĩ cũ, đồng thời lại được thực tế vừa cụ thể vừa nghiêm khắc đòi hỏi ông nhận thức chỗ đứng của mình trong lòng dân tộc. Ông hăng hái tham gia cải cách ruộng đất, đi chiến dịch như một chiến sĩ. Một thời kỳ sáng tác mới bắt đầu, khỏe khoắn, lạc quan. Họa sĩ phát hiện những phẩm chất cao quý trong những con người lao động bình dị, mộc mạc trong đời sống thường ngày. Xuất phát từ nguồn cảm xúc mới, Tô Ngọc Vân đã xây dựng nên hình tượng những con người mới mang dáng nét của thời đại. Điều đó chứng tỏ nghệ thuật của ông đã đi trước các đồng nghiệp của mình.

Tài năng của Tô Ngọc Vân sẽ phát triển phong phú biết bao, nếu ông không hy sinh vì bom của tàu bay Pháp oanh tạc ở chân đèo Lũng Lô vào trưa ngày 17 tháng 6 năm 1954. Toàn bộ tác phẩm của ông được tặng giải Nhất tại Triểm lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 1954.

Những ngày tháng cuối cùng của Tô Ngọc Vân thật rực rỡ trong ánh sáng kiêu hãnh, tự hào. Ông là một họa sĩ bậc thầy, một trí thức Việt Nam đi theo cách mạng đã hy sinh cho Tổ quốc, cho nghệ thuật một cách trọn vẹn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×