Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ hình ảnh bà Tú trong văn bản "Thương Vợ", em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

Từ hình ảnh bà Tú trong văn bản thương vợ trên, em có suy nghĩ gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
141
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong xã hội phong kiến, hình ảnh người phụ nữ thường bị giới hạn và định rõ vai trò của họ trong gia đình và xã hội. Họ thường được coi là người phụ thuộc vào nam giới, phải tuân thủ theo quy tắc và truyền thống xã hội. Bà Tú trong văn bản thương vợ có thể được xem là một ví dụ điển hình cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến, nơi họ phải chịu sự kiểm soát và áp đặt của nam giới, không có quyền tự do và tự chủ trong cuộc sống.
1
1
Thắng Phạm
05/05 07:55:29
+5đ tặng
Qua hình tượng bà Tú trong Thương vợ, ta thêm hiểu về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam là người tần tảo, giàu đức hi sinh và yêu thương. Vì chồng, vì con, người phụ nữ có thể chịu nhiều đau khổ, nhọc nhằn. Đau khổ, nhọc nhằn, nhưng người phụ nữ ấy không bao giờ kể công hay thấy bất hạnh. Bởi, giàu đức hi sinh vốn là phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam. Họ giàu vẻ đẹp là thế, nhưng đồng thời, ta cũng càng thấy thêm thương cho số phận họ. Bởi lẽ, những hi sinh của họ là vì người thân, không phải vì mình. Số phận hẩm hiu, nhiều thiệt thòi, nên điều duy nhất người phụ nữ có thể làm đó là chấp nhận số phận bi thương trong xã hội phong kiến nhiều bất công ấy

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Phương
05/05 07:58:58
+4đ tặng
Viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ, đã từng có rất nhiều những áng thơ văn nói lên nỗi khổ hạnh, buồn tủi của số phận nữ nhi bất hạnh, khổ đau. Nhà thơ Trần Tế Xương cũng vậy, người phụ nữ trong thơ ông không phải ai khác mà chính là người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh của mình. Bà Tú là đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh một người phụ nữ tảo tần, vất vả ở mom sông - nơi ẩn chứa rất nhiều mối hiểm nguy, thậm chí có thể mất mạng bất cứ lúc nào - đã gợi lên bao cảm xúc cho người đọc. Trong thời buổi khó khăn, kiếm được đồng tiền rất cực khổ, nuôi được thân mình thôi đã là vất vả lắm rồi. Vậy mà bà Tú của Tế Xương còn phải "Nuôi đủ năm con với một chồng". "Đủ" không những đủ ăn mà còn đủ mặc, dù không dư giả hay cao sang nhưng cũng không thiếu thứ gì. Mặt khác, hai vế của câu thơ "năm con với một chồng" giống như một chiếc đòn gánh vô hình nhưng rất dài đang đè nặng lên đôi vai gầy của người phụ nữ đáng thương. Nhưng bà không hề than vãn hay kêu ca nửa lời. Bà cam chịu, hi sinh bằng tất cả tấm lòng nhân ái và yêu thương của mình. Tế Xương đã tự ví bà với "thân cò" - một hình ảnh rất đẹp, rất nhân văn và quen thuộc khi nói về những người nông dân lam lũ, vất vả. Bà lặn lội khi quãng vắng, rồi lại "eo sèo mặt nước buổi đò đông". Trong hai câu thơ này, tác giả đã cố tình dùng phép đảo ngữ đẩy hai từ "lặn lội", "eo sèo" lên đầu câu để nhấn mạnh thêm nữa sự vất vả, bon chen của bà Tú. Người phụ nữ ấy không những yêu chồng, thương còn mà còn rất sắc sảo, nhanh nhẹn. Vì thế bà mới có thể vững chân làm nghề buôn bán quanh năm được. Nhất là trong lúc khó khăn, ai ai cũng cố gắng hết mình để giành giật lấy từng đồng từng xu, bà Tú cũng vậy, bà cũng phải bon chen lắm, nỗ lực lắm mới có thể "nuôi đủ năm con với một chồng", cộng thêm cả bản thân bà nữa bẩy người. Một mình bà nuôi cả bẩy miệng ăn. Nhưng dù có khổ cực đến đâu đi nữa, người phụ nữ ấy vẫn luôn đứng vững và cam chịu tất cả . Người phụ nữ ấy có tấm lòng yêu thương quá lớn. Bà đã hi sinh tất cả cho chồng cho con, hi sinh cả tuổi thanh xuân đầy khát vọng của mình. Dù "năm nắng" hay "mười mưa" bà nào có "quản công". Một mình bà sẵn sàng gánh vác cả gia đình. Cũng may, trong thời ấy, dù nhiều người phụ nữ khác cũng lam lũ, cũng vất vả nhưng chẳng mấy ai được chồng cảm thông và thương xót như Bà Tú. Chỉ tiếng rằng ngoài tình thương, Tế Xương cũng không thể làm gì giúp vợ được. Thế nên, ông mới tự nhận "Có chồng hờ hững cũng như không". Bà không cần nói nhưng những việc bà làm đã khiến Tế Xương chồng bà phải khâm phục và nể trọng. Bà là đại diện cho những người phụ nữ truyền thống của Việt Nam với đức tính chịu thương chịu khó, hi sinh vất vả và giàu lòng yêu thương.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo