LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về một lễ hội truyền thống hay sinhhoạt cộng đồng mang tính phổ biến ở địa phương em

Viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) giới thiệu về một lễ hội truyền thống hay sinh
hoạt cộng đồng mang tính phổ biến ở địa phương em, trong đó có sử dụng từ ngữ địa phương.
Gạch chân dưới từ ngữ địa phương mà em đã sử dụng trong đoạn văn 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
213
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ở vùng quê của em, mỗi dịp đến tháng Bảy âm lịch, người dân thường tổ chức một lễ hội truyền thống mang tên là "lễ hội Đình Làng". Đây là dịp để cả làng sum họp, cùng nhau tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và tôn vinh các vị thần linh. Trong lễ hội, người ta thường diện áo dài trắng, đội nón lá và mang theo "cây đèn ông sao" để đi lễ chùa. Đặc biệt, không thể thiếu trong lễ hội là các trò chơi dân gian như kéo co, nhảy múa và đố vui. Đến lễ hội Đình Làng, mọi người đều cảm thấy hân hoan và hạnh phúc vì được đoàn tụ cùng gia đình và bạn bè, tạo nên một không khí ấm áp và đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
0
0
HoangBaoMinh
07/05 06:48:55
+5đ tặng
Từ nhiều đời nay, trong đời sống tinh thần của người Việt Nam, đã luôn hướng tới một điểm tựa của tinh thần văn hoá – đó là lễ hội Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng Vương, được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch. Vào những năm chẵn (5 năm một lần), Giỗ Tổ được tổ chức theo nghi lễ quốc gia, năm lẻ do tỉnh Phú Thọ tổ chức. Việc tổ chức lễ hội Giỗ Tổ rất chặt chẽ, bao gồm hai phần: lễ và hội. Lễ hội Rước Kiệu được duy trì trang nghiêm trong các đền, chùa trên núi Hùng. Nghi thức dâng hương hoa của các đoàn đại biểu của Đảng, Chính phủ, các địa phương trong toàn quốc,… được tổ chức long trọng tại đền Thượng. Lễ Dâng Hương sẽ được diễn ra tưng bừng, náo nhiệt xung quanh các đền, chùa và dưới chân núi Hùng. Lễ hội ngày nay có nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá hơn xưa. Các hình thức văn hoá truyền thống và hiện đại được đan xen nhau. Hội ngày nay chính là nơi để thi tuyển và giao lưu văn hoá giữa các vùng. Các nghệ nhân người Mường mang đến lễ hội thanh âm của tiếng trống đồng một thời dóng trên đỉnh núi Hùng, gọi mặt trời làm mưa, làm nắng thuận hoà, cho mùa màng tốt tươi, muôn dân hạnh phúc. Những làn điệu Xoan – Ghẹo với lời ca tinh tế, mượt mà đã đem tới cho lễ hội đền Hùng một nét đặc trưng, thấm đượm văn hoá vùng Trung du Đất Tổ. Một điểm quan trọng nằm ở giữa trung tâm lễ hội là nhà bảo tàng Hùng Vương, ở đây lưu giữ vô số những cổ vật đích thực của thời đại các Vua Hùng. Thời đại của chúng ta ngày nay đang ngày càng góp sức tô điểm và phát huy sự cao đẹp của lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương. Hàng năm, ý nghĩa tâm linh của cuộc trẩy hội về Đền Hùng đã trở thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt truyền thống không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần tín ngưỡng không thể thiếu của người Việt Nam. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư