Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên hải sản ở bờ biển Cà Mau là do đâu? Biện pháp khắc phục?

Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài
nguyên hải sản ở bờ biển Cà Mau
là do đâu? Biện pháp khắc phục?
1 trả lời
Hỏi chi tiết
68
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên hải sản ở bờ biển Cà Mau có thể do nhiều nguyên nhân như:

1. Quá mức khai thác hải sản: Việc đánh bắt hải sản quá mức, không tuân thủ quy định về kích thước và số lượng hải sản cần bảo vệ dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên.

2. Ô nhiễm môi trường: Sự ô nhiễm từ các nguồn khác nhau như xả thải, rác thải, hóa chất từ các cơ sở công nghiệp, nông nghiệp cũng góp phần làm giảm nguồn tài nguyên hải sản.

3. Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu làm thay đổi môi trường sống của các loài hải sản, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của chúng.

Để khắc phục tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên hải sản ở bờ biển Cà Mau, cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Thực hiện các biện pháp quản lý khai thác hợp lý: Đề xuất việc thiết lập các khu vực cấm đánh bắt, giảm quy mô đánh bắt, tuân thủ quy định về kích thước và số lượng hải sản.

2. Tăng cường công tác giám sát và kiểm soát: Đảm bảo tuân thủ quy định về khai thác hải sản, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

3. Đầu tư vào công nghệ nuôi trồng hải sản: Phát triển các hệ thống nuôi trồng hải sản bền vững để giảm áp lực đánh bắt trên nguồn tài nguyên tự nhiên.

4. Tăng cường công tác bảo vệ môi trường: Xử lý ô nhiễm môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn tài nguyên hải sản.

Những biện pháp trên cần được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả để bảo vệ nguồn tài nguyên hải sản và phát triển bền vững ngành công nghiệp hải sản tại bờ biển Cà Mau.
1
0
Hươngg Hươngg
07/05 10:09:45
+5đ tặng
Nguy cơ:

Vùng bãi bồi mũi Cà Mau đang là mùa đăng bắt nguồn lợi thủy sản non. Khi con nước lên, cả vùng biển cạn bãi bồi, thuộc Vườn quốc gia mũi Cà Mau, chạy dài từ cửa biển Gò Công đến Vàm Xoáy có hàng nghìn phương tiện tàu, thuyền sử dụng lưới mành, cào mé, te, xiệp, lú bát quái, xung điện... giăng bắt dọc ngang.

Từ trước đến nay, vùng bãi bồi Cà Mau được xem là "bãi đẻ" của các loài thủy sản. Phó Chủ tịch UBND xã Ðất Mũi  Nguyễn Việt Thắng, cho biết: "Nghề đăng bắt cua con, cá giống tiêu diệt nguồn lợi thủy sản rất lớn. Gần đây, dụng cụ lưới mành mành phát triển rất nhanh, kết thành những dãy dài, bắt tất cả những thứ gì lọt vào lưới, kể cả trứng cua".

Xã Ðất Mũi có 34 km bờ biển, dọc dài theo đó, nơi nào cũng có lưới và đáy đăng bắt cua con, cá, tôm giống. Toàn xã có hơn 500 hộ sinh sống ven bờ biển làm nghề này, mỗi hộ có từ mười miệng lưới mành trở lên, hộ nhiều 30 đến 50 lưới. Khi con nước lên, có hộ thu nhập ba đến bốn triệu đồng. Chính vì nguồn lợi trước mắt này, mà người dân mặc sức hủy diệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên.

Ngay tại khu du lịch mũi Cà Mau, nhìn ra ven biển, dễ dàng bắt gặp chi chít những hàng lưới đăng bắt nguồn lợi thủy sản non. Khó có thể thống kê hết có bao nhiêu phương tiện như thế ở vùng biển cạn này. Chỉ biết, khi con nước triều rút cạn kiệt thì vô số trụ cột lưới giăng thành hàng dày đặc nối dài từ Rạch Thọ lên đến bãi Khai Long.

Cả ngày lẫn đêm, có đến hàng nghìn nguời dân quần nát vùng biển cạn bãi bồi. Khó khăn lắm chúng tôi mới tiếp cận được phương tiện hành nghề đăng bắt thủy sản non của ngư dân Bùi Vũ Linh đang kéo đục lưới ven mé biển. Trong mấy cái thau nhựa to là một mớ hỗn tạp tôm, cua, cá non vừa được vớt lên. Theo anh Linh, mỗi buổi thế này, đem về bán được 300 đến 400 nghìn đồng.

Tìm hiểu từ nhiều người dân, được biết, các loại đăng bắt có khả năng sát hại nguồn lợi thủy sản rất cao, gần như là hủy diệt tất cả thủy sản khi vào trong lưới. "Công nghệ" để phát hiện trứng cua thật đơn giản, khi những túm lưới được kéo lên đổ ra thau nước, dùng bóng đèn soi vào sẽ phân biệt được ngay loại nào là trứng cua hoặc cua con, tôm, cá kèo, cá nâu giống... Khi vớt được trứng cua đem về ươm lại cho phát triển thành cua con rồi bán. Người ta thường mua cua theo bốn loại, nhỏ nhất là cua cám, cua tiêu, cua dưa và cua me, giá bán loại nhỏ nhất từ 500 đồng đến 1.500 đồng/con.
Biện pháp:
Các cơ quan chức năng của tỉnh Cà Mau cần quan tâm, chăm lo cụ thể, thiết thực đến đời sống của hàng nghìn hộ dân nghèo ven biển; triển khai các biện pháp hạn chế tình trạng khai thác làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thủy sản, bảo vệ vùng bãi bồi Vườn quốc gia mũi Cà Mau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo