Tản văn không phải là một thể loại thức sự phổ biến được nhiều người ưa thích. Bởi thể loại tản văn khá khó lựa chọn đề tài; đồng thời tính đúng đắn cùng hàm súc triết lý của nó yêu cầu phải chính xác. Trong khi viết tản văn, việc lựa chọn đề tài không khó, song việc tự mình viết tản văn nhuần nhuyễn và chuyên nghiệp lại mang đến cái khó cho tác giả. Chính vì vậy, đề tài rộng mở, nhưng yêu cầu tính xác thực về lịch sử đã khiến tản văn kén người viết. Và cũng từ những yêu cầu khắt khe đó, dần dần các tác phẩm được hình thành đếu ẽ mang nét riêng và gần như là các tác phẩm rất xuất sắc. Trần Thúc Hoa đã nói về tác giả của tản văn: “Tác giả của thể loại này giống như người bạn thân, ngồi bên suối nhỏ, ngồi dưới bóng cây, ngồi trên đống lửa đêm đông, lấy đề mục tương ứng làm phương tiện biểu lộ chính mình.” Quả thật như Trần Thúc Hoa nêu trên, tản văn chính là thể loại dễ thưởng thức nhưng thực sự lại như cục than nóng trên tay viết của tác giả. Tản văn là thể loại văn ngắn, số từ ít, nhưng mỗi một câu chữ được tác giả buông xuống trang bản thảo, lại như những hạt ngọc lấp lánh. Bởi những chữ ấy, là cả một quá trình kiếm tìm, xác nhận rồi mới thực sự làm nên tác phẩm. Nhưng cũng chính những chữ ít ỏi mà ý nghĩa ấy lại là những xúc cảm sâu sắc, độc đáo khắc sâu trong cảm nhận của độc giả. Tóm lại, một người muốn viết được thể loại tản văn, cần phải là một người thực sự có kiến thức sâu rộng, có cho mình những chiêm nghiệm, dấn thân riêng. Đặc biệt cần tạo cho mình một phong cách riêng khác biệt. Có như vậy, tác phẩm tản văn ra đời mới thật sự tròn trịa. Mỗi tác phẩm tản văn đều là một sự khắc tạc kỹ năng riêng, sáng tạo riêng và là sự khẳng định to lớn nhất đối với kỹ năng viết và cảm nhận của tác giả. Qua thể loại tản văn, ta thấy rõ tài năng của tác giả, qua đó ta cũng thấy cách dùng từ, cách am hiểu và xoay chuyển điêu luyện các đề tài của người nghệ sĩ.