Câu 1: Nhịp 2/3, 3/2
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính là Biểu cảm.
Câu 3: Khổ 1 thể hiện Sự rung động của tác giả với cái đẹp của thiên nhiên, của đất trời.
Câu 4: Nhan đề được cấu tạo bởi hai từ loại là Danh từ và Tính từ.
Câu 5: Khổ 1 tả cảnh một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông xanh, con chim chiền chiện hót vang trời, tác giả hứng từng giọt long lanh đang rơi.
Câu 6: Biện pháp tu từ ở khổ 1: Nhân hóa, ẩn dụ.
Biện pháp tu từ ở khổ 2: Điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ.
Câu 7: Đặc điểm thơ của Thanh Hải:
+Thường viết về thiên nhiên và lòng yêu cuộc sống.
+Thơ của ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết.
Câu 8: Từ "lộc " trong khổ thơ thứ 2 tượng trưng cho vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân.
Câu 9:
Mùa xuân nho nhỏ được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, đây là thời điểm nhà thơ Thanh Hải đang nằm trên giường bệnh. Thế nhưng, cảm xúc bao trùm bài thơ không phải cái bi quan, đau khổ của một người sắp "lìa xa trần thế" mà lại là sự tha thiết, chân thành của một tấm lòng yêu đời, yêu cuộc sống. Từ những cảm nhận về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và mùa xuân của đất nước, nhà thơ Thanh Hải đã bộc lộ ước nguyện dâng hiến chân thành qua những khổ thơ của bài. Những hình ảnh "con chim hót", "bông hoa tím biếc", "người cầm súng", "người ra đồng" thể hiện sự giản dị, đẹp đẽ đã thể hiện được ước muốn khiêm nhượng mà cao đẹp của nhà thơ Thanh Hải. Nhà thơ muốn hóa thân thành con chim, bông hoa, nốt trầm để dâng hiến cho cuộc đời thanh âm, màu sắc và những giai điệu đẹp đẽ nhất. Không chỉ có khát vọng sống cao đẹp, Thanh Hải còn có lí tưởng sống vô cùng cao cả. Nhà thơ Thanh Hải muốn dâng hiến cho cuộc đời chung "Một mùa xuân nho nhỏ" để mang tất cả những gì đẹp đẽ nhất, tinh túy nhất trong cuộc đời mình để góp phần làm nên mùa xuân chung của đất nước.
Câu 10: Giải thích:
+ “Chí”: Tức là ý chí, nghị lực, tinh thần của một con người.
+ “Nên”: Ở đây chỉ sự thành công, chỉ mục đích đạt được mà con người ta mơ ước đạt tới trong cuộc sống.
=>“Có chí thì nên”: Muốn khuyên chúng ta rằng ai có ý chí thì sẽ có được thành công.
Câu 11: Giải thích:
+Thầy: là chỉ người đã dạy dỗ, giáo dục
+Làm nên: có nghĩa là tạo dựng được sự nghiệp, tạo nên cơ đồ, có công danh và sự nghiệp lớn
=>"Không thầy đố mày làm nên": Nhắc nhở chúng ta rằng để có được thành công chúng ta không thể quên đi công dạy dỗ, dìu dắt và dẫn bước của những người đi trước.