Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Từ bài thơ nói với con hãy trình bày suy nghĩ về việc gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa?

từ bài thơ nói với con hãy trình bày suy nghĩ về việc gìn giữ bảo tồn các giá trị văn hóa
2 trả lời
Hỏi chi tiết
42
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong bài thơ, người cha đã nói với con rằng hãy giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa của dân tộc. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống để không bị lãng quên trong thế hệ sau.

Suy nghĩ của con về việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa là rất quan trọng. Văn hóa là nền tảng của một dân tộc, nó thể hiện những giá trị, tư tưởng và truyền thống của một cộng đồng. Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa giúp cho con em hiểu rõ về nguồn gốc, lịch sử và tư tưởng của dân tộc, từ đó tạo ra sự tự hào và lòng yêu quý đất nước.

Ngoài ra, việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa cũng giúp cho con em hiểu rõ về những truyền thống, phong tục và tập quán của dân tộc, từ đó tôn trọng và giữ gìn những giá trị đó. Đồng thời, việc bảo tồn văn hóa cũng giúp cho con em không bị mất đi những giá trị quý báu của dân tộc trong quá trình phát triển và tiến bộ.

Tóm lại, việc giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa là trách nhiệm của mỗi người, đặc biệt là con em chúng ta. Chúng ta cần hiểu rõ về văn hóa của mình, tôn trọng và bảo tồn những giá trị đó để không bị lãng quên trong thế hệ sau.
0
0
HoangBaoMinh
15/05 12:56:16
+5đ tặng
Hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu các giá trị tiến bộ từ các dân tộc trên thế giới và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra toàn thế giới là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đã từng bước đưa các dân tôc vào quỹ đạo chuyển dịch toàn càu. Không một đất nước nào có thể đứng yên bảo tồn trước yêu cầu hội nhập này. Thế nhưng, mỗi dân tộc đều có một cách riêng khi bước vào vận hội lớn. Nhân dân ta đã khẳng định bản lĩnh hòa nhập không có nghĩa là hòa tan. Một mặt hòa nhập, mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìn và làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại. Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình. Bản thân giới trẻ cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này. Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, trau dồi bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống một khi đã mất đi ẽ không bao giờ có lại được. Hội nhập là tất yếu nhưng vừa hội nhập vừa bảo tồn là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn dân tộc ta ngày nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Diệu Linh
15/05 21:43:30
+4đ tặng
Dân tộc Việt Nam ta đã có lịch sử dựng nước và giữa nước hơn 1000 năm nay. Với bề dày lịch sử đó, chúng ta có cả một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. Chính vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu.

Trong xã hội hiện đại, các địa phương đã chọn cách thực hiện sứ mệnh gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc thông qua việc tổ chức các lễ hội truyền thống. Tùy theo văn hóa của từng nơi, mà ở đó sẽ có các lễ hội khác nhau. Ở Quảng Bình quê em, hằng năm đều diễn ra Lễ hội đua thuyền trên sông Gianh. Đây là một nét văn hóa lâu đời của bà con hai bên sông. Bởi từ xa xưa, dân cư đã tập trung về đây sinh sống chính bởi con sông lớn trĩu nặng phù sa này. Con sông cung cấp nước cho bà con tưới tiêu, trồng lúa. Cung cấp nguồn thủy sản phong phú, đa dạng cho bà con. Và đây cũng là con đường di chuyển chính đến các vùng lân cận của bà con quê em. Chính vì vậy, việc chèo thuyền trên sông đã trở thành hình ảnh quen thuộc đi vào văn hóa của các làng, xã ven sông. Do đó, hằng năm người dân ở đây đều tổ chức đua thuyền để bày tỏ sự kính mến với con sông quê hương. Đồng thời để nối tiếp, tái hiện lại cuộc sống lao động của ông bà tổ tiên bao đời nay. Dù hiện tại, người dân không còn sinh sống nhờ nghề đánh cá, cũng còn rất ít hộ trồng lúa ven sông, nhưng truyền thống đua thuyền hằng năm chưa bao giờ dừng lại. Sau khi đất nước độc lập, lễ hội đua thuyền được diễn ra cố định vào ngày 2/9 hằng năm, nhằm chào mừng ngày đất nước hòa bình. Đồng thời tưởng nhớ công lao của các chiến sĩ đã hi sinh.

Có thể nói, lễ hội đua thuyền trên sông Gianh là một nét đẹp văn hóa lâu đời nhất ở quê em. Việc tổ chức lễ hội đua thuyền suốt mấy chục năm qua, chỉ gián đoạn trong thời chiến, chính là cách mà người dân quê em tiếp bước cha ông gìn giữ một nét văn hóa truyền thống quê hương mình.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo