Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích nhân vật bé Thu qua Chiếc Lược Ngà?

Phân tích nhân vật bé Thu qua Chiếc Lược Ngà?
2 trả lời
Hỏi chi tiết
35
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong truyện "Chiếc Lược Ngà", nhân vật bé Thu được mô tả là một cô bé thông minh, tinh nghịch và đầy tò mò. Cô bé có tình cảm sâu sắc với người mẹ và luôn quan tâm đến việc giúp đỡ mẹ trong công việc hàng ngày.

Bé Thu cũng là người giúp đỡ mẹ trong việc chăm sóc em trai nhỏ của mình. Cô bé luôn chăm sóc và bảo vệ em trai mình một cách tận tâm và chu đáo.

Ngoài ra, bé Thu cũng là người thông minh và sáng tạo khi tìm ra cách giúp mẹ mua được chiếc lược ngà mà mẹ mong muốn. Cô bé đã tự mình nghĩ ra cách kiếm tiền và tiết kiệm từng đồng để có thể mua được món quà đặc biệt cho mẹ.

Từ những hành động và suy nghĩ của bé Thu trong truyện, chúng ta có thể thấy được sự thông minh, tình cảm và trách nhiệm của cô bé. Bé Thu là một nhân vật rất đáng yêu và đáng quý trong truyện "Chiếc Lược Ngà".
2
0
Hươngg Hươngg
15/05 16:52:47
+5đ tặng

Đề tài tình cảm gia đình là một đề tài vô cùng quan trọng trong kháng chiến của Việt Nam. Nhiều tác giả đã khai thác đề tài này, những tác phẩm “Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” kể về nhân vật bé Thu một đứa trẻ dễ thương nhưng vô cùng cá tính, gai góc và có nội tâm vô cùng phức tạp.Tác giả đã vô cùng tinh tế khi mà đặt ra những tình huống vô cùng độc đáo.

Anh Sáu một người chiến sĩ cách mạng, đi bộ đội chiến đấu khi con gái mình vừa mới sinh xong. Ngày anh Sáu về phép thì con gái đã 7-8 tuổi. Bé Thu là người chỉ biết mặt ba qua những bức ảnh gia đình, nên trong tâm thức của bé, không có nhiều kỷ niệm với ba.

Rồi một ngày anh Sáu về phép cô bé khó mở lòng tiếp nhận một người cha bằng xương bằng thịt được.

Trong ba ngày phép ở nhà anh Sáu làm đủ mọi cách tiếp cận cô bé nhưng bé Thu không chịu gọi một tiếng ba. Cho tới khi anh phải lên đường đi là nhiệm vụ thì tiếng ba mới được thốt ra nghẹn ngào xúc động.

Nhân vật bé Thu là một cô bé mới chỉ tám tuổi nhưng có cá tính mạnh mẽ, gai góc và ương ngạnh. Tuy nhiên trong tâm của bé Thu thì vô cùng trong sáng, thể hiện tình yêu của mình với ba. Bởi em bé chỉ nhìn hình ba trong bức ảnh ba mẹ chụp với nhau trong ngày cưới. Nên khi nhìn thấy ông Sáu ngoài đời nó không thể nghĩ đó là ba mình.

Ông Sáu là một chiến sĩ dũng cảm, đã trải qua nhiều trận đánh ác liệt gương mặt của ông không còn được như xưa mà có nhiều biến đổi theo thời gian, nên khi bé Thu nhìn ba ngoài đời không còn giống ba trong bức hình chụp ngày cưới ba mẹ nữa. Đó là chuyện bình thường.

Qua những tình tiết miêu tả của tác giả ta thấy bé Thu có cá tính và suy nghĩ vô cùng đáng yêu. Những suy nghĩ vừa rất trẻ con vừa người lớn. Nó thể hiện tình cảm của một người con dành cho ba của mình thể hiện tình cảm gia đình thắm thiết. Khi cả nhà bảo ra mời ba vào ăn cơm. Bé thu cứng đầu chỉ nói trống không “Vô ăn cơm”.

Dù ai có nói thì thì cô bé cũng không chịu gọi một tiếng ba, chỉ cho tới khi biết tin ông Sáng phải lên đường đi đánh trận, tiếng ba mới nức nở vỡ òa lên trong lồng ngực của cô bé. “Không cho ba đi. Ba phải ở nhà với con” những tiếng ba mong chờ từ lâu được cô bé thốt ra một cách trơn tru, từ đáy lòng của một đứa trẻ mong chờ có ba.

Rồi kèm theo hành động đó là việc Thu ôm chầm lấy ba của mình khóc nghẹn nức nở. Thu không muốn rời xa ba thêm nữa cô bé đã phải chờ đợi suốt tám năm mới được gặp ba, giờ này cô bé không muốn lại phải tiếp tục chờ đợi, không muốn xa cách.

Qua diễn biến tâm lý nhân vật ta thấy Thu là cô bé giàu tình cảm, dù bên ngoài cô bé là người gai góc, nhưng bên trong lại yếu đuối, trẻ con, và mong muốn có ba hơn bao giờ hết.

Tình cảm của Thi dành cho ba là tình cảm thiêng liêng của một đứa trẻ khát khao có ba như những đứa trẻ khác. Bất kỳ đứa trẻ nào sinh ra cũng cần tình thương, sự chăm sóc của cả ba và mẹ, có như vậy chúng mới phát triển và trưởng thành đúng nghĩa.

Qua tác phẩm của mình tác giả Nguyễn Quang Sáng muốn tố cáo tội ác của chiến tranh, chính chiến tranh đã làm cho bao gia đình ly biệt, những đứa con không được gần cha, vợ không được gần chồng, biết bao gia đình sinh ly tử biệt bởi chiến tranh tàn ác.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Kim Anh
15/05 16:59:53
+4đ tặng

Chiếc lược ngà là một trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ông Sáu trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt. Trong tác phẩm nổi bật hơn cả là bé Thu, nhân vật có cá tính mạnh mẽ, có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt.

    Truyện xoay quanh hai tình huống cơ bản: hai cha con gặp lại nhau sau tám năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận ra ba, khi nhận ra thì anh Sáu lại phải tiếp tục lên đường chiến đấu. Đây là tình huống cơ bản giúp bé Thu thể hiện tình cảm mãnh liệt với cha. Ở khu căn cứ ông dồn hết tình yêu làm chiếc lược ngà cho con nhưng chưa kịp đưa ông đã hi sinh. Tình huống này giúp bộc lộ tình yêu của ông Sáu với con.

    Thu là cô bé được sinh ra và lớn lên trong chiến tranh nên trong suốt tám năm ròng, cô bé chỉ được sống trong tình yêu thương, sự bao bọc của mẹ, em chưa một lần được gặp ba, mà chỉ nhìn mặt ba qua một tấm ảnh ba chụp chung với má. Thu vẫn luôn mang trong mình khao khát được gặp ba, được sống trong tình yêu của ba. Và có lẽ điều đó sẽ thành hiện thực nếu cuộc gặp gỡ sau tám năm kia không có những éo le trắc trở. Nhưng chỉ vì chiến tranh, một dấu tích để lại trên gương mặt anh Sáu mà con bé nhất quyết không chịu nhận ba. Trước cái dang tay của anh Sáu, Thu thấy vô cùng ngạc nhiên, sau đó là hoảng sợ, mặt nó tái đi, quay đầu bỏ chạy, cầu cứu má. Phản ứng đầu tiên này có thể coi là bình thường, vì sau tám năm vào chiến trường có lẽ anh Sáu đã già dặn đi nhiều nên con bé không nhận ra. Nhưng những ngày sau đó, con bé vẫn luôn tìm cách lảng tránh và nhất quyết không gọi ông Sáu là ba. Bị mẹ ép gọi ba vào ăn cơm nó chỉ nói trống không, khi bị đẩy tới bước đường cùng chắt nước cơm nó cũng linh hoạt tự làm một mình. Nhất là khi ông Sáu gắp cho nó cái trứng cá, nó hất ra khỏi bát cơm, khiến cơm văng tung tóe. Lúc bị đánh những tưởng nó sẽ khóc, nhìn anh Sáu bằng ánh mắt căm giận, nhưng nó chỉ lặng lẽ gắp cái trứng cá ra rồi bỏ về nhà ngoại. Nó không chấp nhận bất cứ sự quan tâm nào của ông Sáu với nó. Sự ương ngạnh của bé Thu không đáng trách, vì em còn quá nhỏ để hiểu được những ác liệt mà chiến tranh gây ra. Em không tin đó là ba mình vì vết thẹo dài trên má khác với người ba chụp cùng với má trong bức ảnh. Bởi vậy phản ứng quyết liệt của Thu là hợp lí, thể hiện một cá tính mạnh mẽ, tình yêu thương ba vô cùng sâu đậm.

    Nhưng khi được nghe bà ngoại giải thích, lí do anh Sáu không giống trong bức ảnh thì bé Thu hiểu ra mình đã sai. Thu đã rất ân hận về hành động của mình, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn”. Bà ngoại chính là người giải đáp mọi thắc mắc, cởi nút trong tâm hồn trẻ thơ của Thu. Phản ứng không nhận anh Sáu quyết liệt bao nhiêu thì khi nhận ra cha tình cảm ấy lại càng sâu nặng, mãnh liệt bấy nhiêu. Trong giờ phút cuối cùng trước khi cha đi, tình cảm dồn nén bấy lâu nay bùng lên thật mãnh liệt, mạnh mẽ: Nó thét tiếng “Ba” xé ruột, xé gan. Đó là tiếng “ba” nó mong chờ bấy lâu nay, tiếng gọi ấy khiến ông Sáu rơi lệ. Rồi nó nhảy tót lên ôm chặt lấy ông Sáu, hôn vào tóc, vai, mặt, mũi và cả vết thẹo dài trên mặt ông. Chân nó quắp chặt lấy ba, như thể không muốn cho ông rời đi. Tất cả những hành động ấy cho thấy Thu yêu thương ba vô cùng, một tình yêu mãnh liệt, chân thành, thắm thiết. Tình yêu đó được bộ lộ một cách cảm động qua hoàn cảnh éo le của chiến tranh.

    Tác phẩm có cốt truyện đơn giản những chi tiết được sắp xếp hợp lí, đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, đồng thời bộc lộ được cá tính nhân vật. Sự lựa chọn người kể chuyện phù hợp, bác Ba người luôn bên cạnh hai cha con, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, bởi vậy câu chuyện được thuật lại chân thực, giàu cảm xúc. Ngôn ngữ kể chuyện có sự kết hợp hài hòa các yếu tố miêu tả, biểu cảm, khiến cho câu chuyện không chỉ hấp dẫn bởi cốt truyện mà còn bị rung động vởi những suy nghĩ, trăn trở của người kể chuyện. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật hết sức đặc sắc, nắm bắt tâm lí trẻ con tài tình, chân thực.

    Qua nhân vật bé Thu tác giả đã thể hiện một cách cảm động tình yêu cha sâu sắc trong hoàn cảnh khắc nghiệt, éo le của chiến tranh. Đồng thời cũng là lời khẳng định, dù chiến tranh xảy ra cũng không thể làm vơi cạn được tình người, tình cảm gia đình. Ngược lại chính trong hoàn cảnh này, tình cảm gia đình lại càng trở nên sâu nặng, tha thiết và cao đẹp hơn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo