Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 9
21/05 08:03:11

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau

Làm bài văn Đồng chí giùm mình nha.
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU
Đề 1.Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi ngheo đất cầy lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹ quen nhau,
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí!
(Ngữ văn 9, tập I, tr.128-129, NXB Giáo dục 2016)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
58
1
0
Quang Huy
21/05 08:05:31
+5đ tặng

Chính Hữu là cây bút nổi bật thời kì kháng chiến chống Pháp. Thơ ông đã mở ra trong ta bao cảm nhận về con người kháng chiến đặc biệt là chân dung những anh bộ đội cụ Hồ. Và đẹp hơn cả ở họ là tình đồng chí, đồng đội gắn kết được nhà thơ khắc họa qua Đồng chí. Bảy câu thơ đầu của bài đã cho chúng ta những cảm nhận, những hiểu biết về cơ sở hình thành tình đồng chí trong gian khổ chiến tranh.

Đồng chí là bài thơ tiêu biểu nhất của thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Bài thơ được viết năm 1948 trong những ngày đông lạnh giá tại núi rừng căn cứ địa kháng chiến và làm nổi bật, làm sáng chân dung anh bộ đội cụ Hồ với vô vàn nét đẹp đáng trân, đáng quý! Tình đồng chí ở họ cũng đẹp và ấm áp như vậy trong ngày đông giá lạnh nơi chiến khu!

Cơ sở trước hết gắn kết người lính là sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân nghèo khó. Một loạt hình ảnh như quê anh, làng tôi kết hợp cùng với thành ngữ như nước mặn đồng chua hay ẩn dụ đất cày lên sỏi đá đều cho người đọc hiểu được đây là những miền quê nghèo trên đất nước. Miền quê nghèo vật chất nhưng giàu giá trị tinh thần đã cho tổ quốc người con thật đẹp là anh và tôi. Để rồi từ hai phương trời xa lạ, tưởng chừng chẳng liên quan ấy mà người nông dân cùng nhau gặp gỡ, cùng đồng hành.

Ở người lính, tương đồng về giai cấp xuất thân đã giúp họ thêm hiểu nhau hơn bao giờ hết. Xuất thân cơ hàn đã giúp họ mạnh mẽ vượt qua mọi gian khó nơi chiến địa và cùng nhau hiểu được nỗi vất vả khó nhọc để rồi cùng đứng lên vì Tổ quốc.

Nhưng có lẽ đẹp hơn cả là sự gắn kết trong một lí tưởng lớn lao: Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Hình ảnh chiếc súng kia là ẩn dụ cho chiến tranh khói lửa, cho nhiệm vụ thường trực của người lính. Họ nhọc nhằn trong nhiệm vụ chiến đấu nhưng họ tự hòa và mang theo khí thế niềm tin. Chính những tương đồng tưởng chừng bé nhỏ này lại là sợi dây tình cảm sâu sắc nhất gắn kết người lính cách mạng dẫu trong gian khổ chiến trường ác liệt.

Và đặc biệt, tình cảm ấy giữa hai người xa lạ đã nhân lên thành tình cảm quý báu thiêng liêng: Đồng chí! Đó là hai từ giản dị mà hàm súc chứa chan bao tình cảm gắn kết của anh bộ đội cụ Hồ. Tình cảm thiêng liêng ấy đã và đang làm lòng người thêm muôn phần xúc động, thấm thía. Nốt nhạc của tình đồng chí, đồng đội ngân vang trong không khí chiến trường dẫu khói lửa. Và đó là sự keo sơn gắn bó của tình cảm thiêng liêng, cao quý vô ngần!

Thể thơ tự do được nhà thơ khai thác triệt để nhằm ngân vang dòng cảm xúc. Mỗi một lời thơ với hình ảnh giàu sức gợi, hình ảnh ẩn dụ biểu trưng đều đang góp phần làm đẹp bức tranh tình cảm của người lính cách mạng. Chân dung tự họa về tình cảm anh bộ đội cụ Hồ thời kì kháng chiến chống Pháp làm ta vô cùng xúc động.

Bảy câu đầu bài Đồng chí đã cho bạn đọc những hiểu biết về cơ sở hình thành tình cảm cao đẹp này. Tình đồng chí đã tồn tại và thật đẹp trong những trang thơ kháng chiến chống Pháp nói riêng và xuyên suốt thời kì lịch sử dân tộc nói chung. Sự cao đẹp của tình đồng chí, đồng đội đã và đang góp phần giúp ta hiểu thêm về tình cảm cao đẹp trong chiến tranh khắc nghiệt!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Huyền Vũ Minh
21/05 11:01:03
+4đ tặng
Một tình bạn đẹp luôn là nguồn cảm hứng bất tận xuyên suốt mạch nguồn cảm xúc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Đặc biệt là tình đồng chí giữa những người lính với nhau. Nhắc đến đây, ta không thể không nhắc tới bài thơ "Đồng chí" của tác giả Chính Hữu, đặc biệt là 7 dòng thơ đầu. Chỉ vỏn vẹn với 7 dòng thơ ấy nhưng ta đã thấy được tình đồng chí, đồng đội cao cả giữa hai người bạn lính qua những cơ sở hình thành tình đồng chí của họ.

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc, hàm súc. "Đồng chí" là bài thơ được sáng tác đầu năm 1948, khi tác giả đang cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947 ). Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kháng chiến chống Pháp. 

Trước hết, khi đọc 4 câu thơ đầu, ta đã thấy được sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân giữa những người bạn lính. Một người ra đi từ vùng "nước mặn đồng chua", một người bỏ lại nơi "đất cày lên sỏi đá". Họ là những con người đến từ những vùng quê khác nhau, nhưng có chung một điểm đó đều là những vùng quê nghèo khó. Họ nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, sẵn sàng ra đi để bảo vệ quê hương - nơi có những con người thân yêu đối với họ. "Nước mặn đồng chua" chỉ vùng ven biển bị ngập mặn, "đất cày lên sỏi đá" là miền trung du đồi núi. Đặt "Quê hương anh" và "Làng tôi" cạnh thành ngữ "nước mặn đồng chua" và "đất cày lên sỏi đá" để miêu tả hoàn cảnh của những người lính. Câu thơ sóng đôi đã cho ta thấy rằng các anh đều xuất thân từ những vùng quê lam lũ, nghéo khó, họ đều là những người nông dân áo vải nhưng vì Tổ quốc đang gọi nên họ tự nguyện cởi bỏ chiếc áo vải và khoác lên người màu xanh áo lính, xông pha chiến trường để bảo vệ độc lập, tự do. Có lẽ chính vì chung một hoàn cảnh xuất thân mà "anh với tôi" từ "đôi người xa lạ", "chẳng hẹn quen nhau" lại tề tựu, gặp gỡ nhau trong một đội ngũ và rồi trở nên thân quen. Tác giả không dùng từ "hai người" mà dùng "đôi người" để chỉ sự gắn bó khăng khít, bền chặt giữa "anh" và "tôi". Ở người lính, sự tương đồng về giai cấp khiến họ có thể vì tình đồng chí, đồng đội mà vượt qua giới hạn của bản thân để đứng lên chiến đấu vì Tổ quốc.

Đằng sau sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân là sự gắn kết trong một lí tưởng lớn lao, cao đẹp. Những người lính từ "xa lạ" trở thành những người đồng chí, đồng đội cũng vì họ có chung một lí tưởng, một nhiệm vụ, đó là bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn độc lập, tự do. Hình ảnh "súng" đại diện cho chiến tranh khói lửa, "đầu" là đại diện cho những lí tưởng cao đẹp của người lính. Giữa sự khắc nghiệt của chiến tranh lại nổi bật lên những lí tưởng cao cả, mục đích cao đẹp khi chiến đấu của những người lính. "Súng bên súng, đầu sát bên đầu" khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh hai người lính đang cùng làm nhiệm vụ. Họ ngồi cạnh nhau "đầu sát bên đầu", "súng" luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Tuy có lúc căng thẳng, lúc mệt mỏi nhưng những người đồng chí vẫn ở cạnh bên khiến các anh có thể yên tâm chiến đấu.

Họ trở thành đồng chí, đồng đội với một tình bạn gắn bó bền chặt còn bởi những khó khăn thiếu thốn mà họ chia sẻ cùng nhau. Mối tình tri kỉ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị, gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. Cái rét ở chiến trường Việt Bắc là cái rét thấu xương, cái rét có thể khiến con người ta gục ngã. Nhưng chính vào thời tiết khắc nghiệt ấy lại sưởi ấm lên tình tri kỉ giữa những người lính. Rét đấy, thiếu thốn đấy nhưng vẫn không sánh bằng tình đồng chí, đồng đội của các anh. Chính từ những khó khăn ấy đã vun đắp cho tình đồng chí thêm bền chặt, và cũng chính nhờ tình đồng chí bền chặt mà những khó khăn nơi chiến trường khói lửa bị đẩy lùi.

Tình đồng chí được vun đắp để rồi hai từ "Đồng chí!" thiêng liêng được vang lên. Đây là câu thơ đặc biệt nhất trong bài. Câu thơ chỉ gồm 2 tiếng và 1 dấu chấm than tạo một điểm nhấn, vừa như một tiếng gọi thiết tha xúc động vừa như một phát hiện, kết luận và là bản lề gắn kết hai đoạn thơ. Giữa sự khắc nghiệt của chiến tranh, của thời tiết, hai từ thiêng liêng ấy cũng đủ làm động lực, làm ấm lòng người chiến sĩ nơi xa xôi. 

Bằng các biện pháp nghệ thuật dùng câu thơ sóng đôi kết hợp với thành ngữ "nước mặn đồng chua", điệp từ và câu thơ đặc biệt, tác giả đã khắc họa cụ thể, rõ nét, thành hình khối tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng cao cả - một thứ tình cảm chỉ tồn tại trong tâm thức mà không thể miêu tả thành hình. 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo