NHỚ CHẤM ĐIỂM NHA
1.tự sự
2.phép thế
3.phép nhân hóa:nói ,ngước nhìn,e dè.hoài nghi
tác dụng : làm câu văn sinh động hấp dẫn ;sự vật trở nên gần gũi với con người
4.bài học :luôn biết yêu thương những người xung quanh
lí do
câu 2
"Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không. Để gió cuốn đi..." những câu hát ý nghĩa trong bài hát "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ giúp chúng ta lắng mình lại giữa bộn bề của cuộc sống mà còn cho chúng ta thấy giá trị của tình yêu thương. Tình yêu thương là sự sẻ chia, thấu hiểu giữa con người với con người. Tình thương chính là sợi dây gắn kết giữa giữa con người với con người, từ đó hình thành nên những mối quan hệ thiêng liêng, đáng trân trọng, đó là tình cảm gia đình, bạn bè, thầy trò, tình cảm cộng đồng,... Khi biết yêu thương, biết cho đi những yêu thương, chúng ta không gieo vào trong lòng người nhận hạt giống tình cảm mà còn nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của người khác. Bởi vậy có thể nói, tình yêu thương là chất xúc tác giúp con người gần nhau hơn mà giúp cho cuộc sống của chúng ta trở nên vui vẻ, ý nghĩa hơn. Chúng ta hãy cùng nhau lan tỏa yêu thương từ những hành động nhỏ bé nhất, đó là sự hiếu thảo với bố mẹ, lễ phép với thầy cô, có ý thức giúp đỡ bạn bè và những người bất hạnh khác. Việt Nam là đất nước có truyền thống "Thương người như thể thương thân", truyền thống ấy được thể hiện thông qua chính những hành động sẻ chia tình nghĩa, đó là việc cứu trợ người dân miền Trung trong đợt lũ lịch sử 2020, là hành động giải cứu nông sản, ủng hộ người Hải Dương trước sự tấn công của đại dịch Covid 19 đầu năm 2021... Chúng ta là những người con Việt Nam, vì vậy cần có ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống thương người, bài trừ và lên án những hành động ích kỉ, nhỏ nhen, vụ lợi.
câu 3
Thanh Hải là một thi nhân được nuôi dưỡng trong tiết trời của xứ Huế. Ông là một nhà thơ luôn hướng ngòi bút của mình vào lý tưởng sống và tình yêu để từ ấy góp sức vào sự nghiệp dựng xây nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ" được Thanh Hải viết vào tháng 11 năm 1980, khi còn nằm trên giường bệnh, một tháng trước lúc qua đời. Hai khổ thơ đầu bài thơ là niềm ái mộ tha thiết của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên, đất trời thơ mộng.
Mở đầu tác phẩm, ông đã trở thành người hoạ sĩ vẽ nên một bức tranh về một mùa xuân rất Huế với những gam màu thật ấm áp:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc."
"Mọc" là vươn lên để đón lấy những nắng gió cuộc đời, là sự trỗi dậy, sự thức tỉnh sau một giấc ngủ đông. Thanh Hải đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ, chữ "mọc" đặt ở đầu câu thơ gợi ấn tượng đậm nét về vẻ đẹp và sức sống mãnh liệt đến bất ngờ của thiên nhiên, tạo vật. Bông hoa ấy như đang vươn lên, nở rộ, phô màu tím khoe sắc thắm trên dòng sông xanh biếc. Cũng góp vào thi đàn hồn thơ nàng xuân, đại thi hào Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”:
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Hay Nguyễn Trãi ở thế kỷ 15 cũng có khá nhiều câu thơ, bài thơ về mùa xuân, thể hiện niềm lạc quan yêu đời, ung dung tự tại. Con người sống chan hòa cùng cảnh sắc thiên nhiên của mùa xuân dù xuân đang dâng tràn hay “xuân đã muộn”:
“Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời”
Còn Thanh Hải, ông chọn cho mình những gam màu dịu dàng, nên thơ và rất đặc trưng của Huế. Đó là khúc sông uốn lượn tựa như tấm lụa đào thướt tha của dải đất miền Trung quanh co. Phải chăng đó chính là dòng Hương Giang êm đềm, hiền từ? Dòng sông đó đã hoà nhập với bầu trời xanh thẳm bên trên để biến thân thành một "dòng sông xanh". Bằng biện pháp đảo ngữ “mọc giữa dòng sông xanh”, tác giả đã tô đậm hình ảnh một bông hoa tím bé nhỏ mà tràn đầy sức sống mãnh liệt, vươn lên sự sống trong điều kiện có phần khắc nghiệt để hòa cùng vạn vật giữa vũ trụ bao la vô tận. Xuân miền Nam là hoa mai nhuộm màu vàng rạo rực của nắng. Xuân miền Bắc là cành đào e thẹn nép sau chiếc váy màu hồng nhạt. Còn mùa xuân của Huế, mùa xuân của Thanh Hải là một màu tím biếc. Một màu tím thủy chung đặc trưng của con người xứ Huế mộng mơ, trầm tư, cổ kính. Trong không gian tĩnh lặng của mùa xuân bị khuấy động bởi âm thanh ngân vang đầy trìu mến chất chứa niềm vui rộn rã:
"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời."
Mùa xuân không chỉ với sắc màu hài hòa mà bức tranh xuân ấy bỗng nhộn nhịp hẳn lên với tiếng chim hót vang trời chào đón ngày mới. Từ "Ơi" được đặt ở đầu câu như một lời thốt lên thích thú, mộc mạc, gần gũi. "Hót chi mà" như một lời trách yêu đầy thân thương, trìu mến, dù trách là vậy nhưng vẫn đắm say vào âm thanh trong trẻo ấy. Con chim chiền chiện qua góc nhìn của Huy Cận cũng có sự tương đồng với Thanh Hải:
“Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào.”
Tâm trí của nhà thơ như con thuyền nhỏ đi từ bến cõi thực sang bến cõi mộng. Ông ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên, nâng niu, trân trọng từng khoảnh khắc xuân về:
"Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”
"Giọt long lanh" là hình ảnh giàu sức gợi và ẩn chứa muôn trùng sắc thái. Hình ảnh này có thể hiểu theo nhiều cách. Đó là hình ảnh thực, là những giọt sương đêm hay những giọt mưa mùa xuân vẫn còn đọng lại trên nhành cây, kẽ lá. Nhưng đó cũng là hình ảnh ẩn dụ. Từ việc giọt sương đêm hay giọt mưa xuân được cảm nhận bằng thị giác tác giả đã chuyển hóa thành giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện, giọt ngọc tinh túy và đẹp đẽ của đất trời và được cảm nhận bằng thính giác. Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì hình ảnh “giọt long lanh” cũng đều mang những vẻ đẹp, là sự tinh túy mà thiên nhiên đất trời ban tặng cho mùa xuân xứ Huế thân thương. Đó chính là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được Thanh Hải sử dụng một cách tài tình. Thi nhân vội vàng đưa đôi bàn tay để "hứng" lấy thứ quà tặng của thiên nhiên xứ Huế với một sự đón nhận, nâng niu, trân quý như sợ rằng, nếu không làm như vậy thứ âm thanh ngọt lành kia sẽ chìm vào thinh vắng. Đại từ "tôi" được điệp hai lần đã gợi nên khát khao được ôm trọn vào lòng tất cả tinh hoa của cuộc sống, được tận hưởng, chiếm lĩnh và giao hòa với bản hoà tấu mùa xuân.
Vẻ đẹp của mùa xuân kinh thành Huế chính là một nét hoạ thần tình tô đậm cho vẻ đẹp của chốn thiên đường mang tên "mùa xuân con người, mùa xuân đất nước". Đối tượng hướng đến không chỉ dừng lại là các sự vật hiện tượng mà còn hướng đến những con người gây dựng lên mùa xuân:
“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ"
Nói về mùa xuân của đất nước,của con người tác giả lựa chọn hai hình ảnh: "người cầm súng” và “người ra đồng”. Bởi họ là những người đại diện cho sức mạnh dân tộc. Đồng thời, biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến lược quan trọng của đất nước ta là chiến đấu ở tiền tuyến và lao động xây dựng hậu phương vững chắc. Những người cầm súng ra trận mang theo những cành lá ngụy trang như mang theo cả mùa xuân “Lộc giắt đầy trên lưng”. Cách miêu tả của nhà thơ khiến ta cảm giác những nhành lá ngụy trang như đang đâm chồi nảy lộc, tươi xanh suốt con đường ra trận. Hình ảnh này còn phản chiếu vẻ đẹp tâm hồn của người lính Cách mạng gợi liên tưởng tới những vần thơ của nhà thơ Quang Dũng trong bài thơ “Tây Tiến”:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá giữ oai hùm”
Họ cầm súng chiến đấu bảo vệ mùa xuân, bảo vệ màu xanh, sự sống trên quê hương, đất nước mình với tâm hồn hào hoa lãng mạng và tinh thần hiên ngang khí phách. Tương ứng với vẻ đẹp của những người lính trên con đường chiến đấu là hình ảnh những người dân đang hăng say lao động để xây dựng đất nước. Hình ảnh “người ra đồng” gợi liên tưởng đến không khí tấp nập, đông vui của những con người tay tạo dựng cuộc sống mới. Dường như bước chân họ đi tới đâu là màu xanh bát ngát trải theo tới đó. Đọc câu thơ ta có thể hình dung về những cánh đồng màu mỡ, phì nhiêu đang hứa hẹn những vụ mùa no ấm.
Nét đặc sắc của đoạn thơ là việc sáng tạo hình ảnh ẩn dụ “lộc”. Lộc biếc rũ bỏ quá khứ điêu tàn, cũ kĩ để vươn lên sau những cơn mưa xuân rét mướt, những ngày đông giá lạnh trong kén lá đang ngỡ ngàng nhìn vạn vật. Và từ "lộc" cũng biểu hiện cho một niềm tin, một thành quả do cách mạng đem lại, là kết quả. Tất cả "như hối hả", "như xôn xao" mà hoà quyện trong sự phồn thực của mùa xuân:
“Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao ..."
Điệp từ “tất cả” đi liền với những từ láy “hối hả, xôn xao” làm cho nhịp thơ trở nên sôi động, lời thơ chan chứa niềm hân hoan, rung động. Tác giả đã mang đến âm hưởng của nét sống rộn ràng, nhộn nhịp, khẩn trương trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải gắn bó với quê hương, với con người bằng tình cảm máu thịt, nhà thơ Thanh Hải mới có được những liên tưởng vừa rất chân thực, vừa rất lãng mạn như vậy!
"Mùa xuân nho nhỏ" là ngọn lửa diệu kỳ ủ ấm đôi tay xám ngắt của thi nhân trong những giây phút cuối đời. Ngọn lửa ấy như có phép màu truyền hơi thở, truyền tình yêu vào mạch huyết, vào trái tim của nhà thơ. Hai khổ thơ đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng mãi như khơi gợi trong lòng chúng ta về một tình cảm cao đẹp của con người dành cho thiên nhiên và đất nước.