cảm nhận của em về 2 đoạn thơ sau
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đồng chí ( Chính Hữu )
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
btvtdxkk ( Phạm Tiến Duật )
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Vượt lên tất cả, tình đồng chí không những chỉ là sự thông cảm, chia sẻ cho nhau về nỗi lòng trong tâm thức mỗi người mà họ còn chia sẻ những thiếu thốn, gian khổ nơi chiến trường đầy chông gai:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giầy
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Những người chiến sĩ , người lính gặp nhau chung một chiến hào và trở thành đồng đội của nhau. Hình ảnh manh áo cánh mỏng manh mà họ khoác trên mình gợi sự thiếu thốn trên đường tong quân. Giữa đêm đông lạnh, người chiến sĩ chỉ phong phanh trên mình chiếc áo bị rách vai chứ không phải được áo ấm, lành lặn. Nhưng tình đồng chí gắn bó, chia sẻ cho nhau khiến ta rất cảm động:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”
Những người khoác áo lính cùng đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau trong khó khăn. Đó là một tình cảm đẹp mà trong sáng. Chính Hữu viết bằng cả tấm lòng trân trọng và nâng cảm xúc của người đọc lên bội phần. những vần thơ chân thực, lời thơ mộc mạc, giản dị. Trong đêm ấy, một đêm buốt cóng, giá lạnh, nụ cười vẫn nở trên khóe môi của mỗi người:
“Miệng cười buốt giá
Chân không giầy”
Trong cái buốt giá của mùa đông lạnh lẽo nơi chiến trường xa xôi, khu rừng heo hắt, đôi môi thâm tím, tái nhợt lộ rõ trên khuôn mặt người lính nhưng họ vẫn cười với nhau, vẫn tươi vui vượt lên trên gian khổ. Tác giả không dùng “nụ cười” mà dùng “miệng cười”. Có lẽ điều đó thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của người lính. Miệng cười rất tê tái mà khó tả. Nếu như ở nhà, với làng quê thân thuộc, người lính ấy đi chân trần ra ruộng cày thì nơi biên cương trận địa, đôi chân ấy không hề ngần ngại “chân không giầy” bước vào biển khổ, bước vào những nguy hiểm đầy chông gai và thử thách. Hay khi đôi chân ấy bị đau, bị trầy xước sẽ có vợ anh, gia đình anh quan tâm, chăm sóc để chữa lành vết thương nhưng ở đây anh sẽ phải tự mình cứu lấy mình và có thêm những đồng đội, đồng chí chia sẻ, giúp đỡ anh.
Cái rét buốt giá lạnh nơi núi rừng heo hút thật là đầy gian khó bởi sự thiếu thốn phong phanh trên mình chiếc áo cánh. Anh đã từng chịu đựng và nếm trải cái rét của mùa đông nơi quê nhà nhưng ở đó anh được mặc áo ấm, chân mang giầy… nhưng nơi chiến trường thì không. Nhưng mặc dù có thiếu thốn, khó khăn anh vẫn luôn mang trong mình lí tưởng cao đẹp, không hề buông xuôi ý chí. Trong cùng tập thể cái buốt giá của mùa đông không làm những người lính nản lòng, vẫn cùng nhua tiếp cho nhau thêm sức mạnh:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Hơi ấm của tình đồng đội như làm ấm lòng, sưởi ấm cả một bầu không gian, xua đi cái lạnh lẽo của đất trời. Nơi xa quê, tình cảm xiết chặt của vòng tay đồng đội đã cho anh cảm nhận được hơi ấm của gia đình, vợ con, nâng đỡ anh bước tiếp trên trên chặng đường cứu nước đầy gian lao còn dài.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |