LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân vật trong 'Chuyện tướng dạ xoa "của Nguyễn Dữ

Nhân vật trong 'Chuyện tướng dạ xoa "của Nguyễn Dữ
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.070
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
"Chuyện tướng dạ xoa" là một trong những truyện ngắn nổi tiếng trong tập "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ, một tác phẩm văn học cổ điển của Việt Nam. Dưới đây là một số nhân vật chính trong truyện:

1. **Tướng dạ xoa**: Đây là nhân vật chính của truyện, một vị tướng quỷ (dạ xoa) có sức mạnh phi thường và khả năng biến hóa. Tướng dạ xoa thường xuất hiện vào ban đêm để gây rối và làm hại người dân.

2. **Người học trò**: Đây là nhân vật chính diện trong truyện, một người học trò thông minh và dũng cảm. Anh ta đã dùng trí tuệ và lòng dũng cảm của mình để đối phó với tướng dạ xoa, cuối cùng chiến thắng và giải thoát cho người dân khỏi sự đe dọa của quỷ dữ.

3. **Người dân**: Những người dân trong truyện thường là nạn nhân của tướng dạ xoa, họ sống trong sợ hãi và lo lắng cho sự an toàn của mình và gia đình.

4. **Các nhân vật phụ khác**: Trong truyện còn có các nhân vật phụ khác như bạn bè, người thân của người học trò, những người đã giúp đỡ hoặc bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến giữa người học trò và tướng dạ xoa.

Truyện "Chuyện tướng dạ xoa" không chỉ là một câu chuyện giải trí mà còn chứa đựng nhiều bài học về lòng dũng cảm, trí tuệ và sự kiên trì trong việc đối mặt với khó khăn và thử thách.
3
0
Nguyễn Tuấn Anh
14/06 20:51:18
+5đ tặng
nhân vật Ngô Tử Văn;Bách hộ; Thổ công;...
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Quỳnh
14/06 20:54:04
+4đ tặng
Văn Dĩ Thành , chúng quỷ , 
2
0
+3đ tặng

Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, người đất Hải Dương, xuất thân trong một gia đình khoa bảng từng đi thi và ra làm quan nhưng không lâu sau lui về quy ẩn. Ông để lại cho đời tác phẩm “Truyền kì mạn lục” gồm 20 truyện là tâm huyết của tấm lòng và kết tinh quan điểm sống của Nguyễn Dữ với cuộc đời. Trong đó, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với nhân vật trung tâm là Ngô Tử Văn đã đề cao công lí chính nghĩa và ca ngợi con người chính nghĩa, dám đấu tranh vì công lí ở đời.

Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tổng kết quan niệm sống và mong muốn cống hiến của cả đời Nguyễn Dữ theo đuổi. Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả nhấn mạnh tinh thần khảng khái, cương trực, dám đứng lên đấu tranh loại bỏ cái ác.

Trước hết, ta có thể thấy được cách giới thiệu nhân vật của Nguyễn Dữ ở ngôi kể thứ ba của người ngoài cuộc do đó mọi tình tiết trong tác phẩm đều có tính khách quan. Nhân vật Ngô Tử Văn được giới thiệu ngắn gọn “Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trực”. Có một điểm đáng chú ý ở đây là Ngô Tử Văn có tính “nóng nảy” nhưng là “nóng nảy” trước “sự gian tà” cho thấy đây là một con người căm ghét cái xấu xa, cái ác độc đồng thời là con người của hành động, không đứng im trước cái phi nghĩa.

 

Thứ hai, tính cách của Ngô Tử Văn được tác giả chứng minh qua hành động cụ thể mà trước hết là hành động đốt đền tà. Ở vùng đó có một ngôi đền tà do “Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian”. Trước sự việc ấy, trong khi người dân thường “lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn” thì Tử Văn vẫn “rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền”.

 

Phân tích nhân vật Ngô Tử Văn

Xã hội bất công khiến người tốt chịu cảnh oan ức, Tử Văn sau khi đốt đền vô cớ gặp bạo bệnh nhưng vẫn không hề nao núng trước hành động của mình mà ngược lại khi tên cư sĩ kì lạ tìm đến và cảnh báo “khó lòng tránh khỏi tai vạ”, Tử Văn vẫn giữ thái độ bình tĩnh “ngồi ngất ngưởng tự nhiên”.

Sau khi bị “quỷ sứ đến bắt đi”, Tử Văn thể hiện tinh thần dũng cảm. Tử Văn bị những đe dọa bằng lời nói uy vũ “tên này bướng bỉnh ngoan cố” và cả những cảnh tượng rùng rợn “một con sông lớn, trên sông bắc một cây cầu dài ước hơn nghìn thước, gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương. Hai bên cầu có đến mấy vạn quỷ Dạ Xoa đều mắt xanh tóc đỏ, hình dáng nanh ác”. Tử Văn không chỉ không run sợ mà ngược lại còn “kêu to”: “Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian”

Trong phiên tòa xét xử giữa một bên là Tử Văn, bên kia là hồn tên tướng giặc, Diêm Vương giữ cán cân công lí. Ban đầu, Diêm Vương tỏ ra có phần hồ đồ nghe từ một phía mà quả quyết rằng Tử Văn “là một kẻ hàn sĩ, sao dám hỗn láo”. Tuy nhiên, Tử Văn vẫn bình tĩnh tường thuật lại sự việc bằng “lời rất cứng cỏi, không chịu nhún nhường chút nào”. Diêm Vương sau đó thấy chứng cứ xác thực đã giải oan cho Tử Văn rồi sai lính đưa Tử Văn trở về.

Ở phần cuối truyện Tử Văn được tác giả khẳng định tấm lòng trong sáng, trung trực “Người ta sống ở đời, xưa nay ai chẳng phải chết, miễn là chết đi còn được tiếng về sau”. Tử Văn từ bỏ cuộc sống để về làm thần, giữ một chức quan nhỏ ở đền Tản Viên, sau trở thành phán sự.

Tóm lại, nhân vật “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người”. Nhân vật Ngô Tử Văn mang theo khát vọng được sống chiến đấu vì chính nghĩa của Nguyễn Dữ cũng như là cách ca ngợi con người anh hùng thời bấy giờ. Xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn bằng yếu tố kì ảo hư cấu không khiến cho tác phẩm mất tính hiện thực mà ngược lại tăng sự cuốn hút và tính dân gian, bản sắc dân tộc cho tác phẩm.

Bằng nghệ thuật kể chuyện đầy cuốn hút, xây dựng hình tượng nhân vật tinh tế, tạo dựng tình huống kịch tính, “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” dưới phong cách tài hoa của Nguyễn Dữ đã khẳng định một nhân vật Ngô Tử Văn mang vẻ đẹp của trí thức Việt dũng cảm, cương trực, yêu nước thương dân. Qua đó, tác giả đồng thời thể hiện niềm tin vào công lí và khẳng định cái chính nghĩa hoàn toàn có thể chiến thắng cái tà ác nếu có một tinh thần dũng cảm đầy đủ. Nguyễn Dữ đã sống và cả đời dùng ngòi bút chiến đấu cho cái bất công và thanh lọc xã hội, thanh lọc tâm hồn con người. Thật đáng khâm phục một con người và một tấm lòng như thế.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư