Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn phân tích về tình cảm anh em trong gia đình

viết bài văn phân tích về tình cảm anh em trong gia đình
3 trả lời
Hỏi chi tiết
75
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Tình cảm anh em trong gia đình là một trong những mối quan hệ thiêng liêng và sâu sắc nhất trong cuộc sống con người. Đó không chỉ là mối quan hệ huyết thống mà còn là sự gắn kết, yêu thương và chia sẻ giữa những người cùng chung dòng máu. Tình cảm anh em không chỉ được thể hiện qua những hành động nhỏ nhặt hàng ngày mà còn qua những lúc khó khăn, thử thách, khi mà sự đoàn kết và yêu thương trở nên vô cùng quan trọng.

Trước hết, tình cảm anh em trong gia đình được xây dựng từ những ngày thơ ấu, khi mà anh chị em cùng nhau lớn lên, cùng nhau chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Những kỷ niệm tuổi thơ, những trò chơi, những lần cãi vã rồi lại làm lành, tất cả đều góp phần tạo nên một mối quan hệ đặc biệt. Anh chị em thường là những người bạn đầu tiên trong cuộc đời, là người mà ta có thể tin tưởng và dựa vào.

Tình cảm anh em còn được thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau. Khi một người gặp khó khăn, người kia sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ. Đó có thể là những lời khuyên chân thành, những hành động cụ thể hay chỉ đơn giản là sự hiện diện, lắng nghe. Sự quan tâm này không chỉ giúp anh chị em vượt qua khó khăn mà còn làm cho mối quan hệ trở nên bền chặt hơn.

Trong những lúc gia đình gặp khó khăn, tình cảm anh em càng trở nên rõ rệt. Khi cha mẹ ốm đau, khi gia đình gặp biến cố, anh chị em thường là những người đứng ra gánh vác, chia sẻ trách nhiệm. Họ cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề, cùng nhau vượt qua thử thách. Chính trong những lúc như vậy, tình cảm anh em được thử thách và củng cố, trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Tình cảm anh em không chỉ dừng lại ở sự quan tâm, chăm sóc mà còn là sự tôn trọng lẫn nhau. Mỗi người đều có những cá tính, sở thích, quan điểm riêng, và việc tôn trọng sự khác biệt này là điều vô cùng quan trọng. Sự tôn trọng giúp anh chị em hiểu và chấp nhận nhau hơn, từ đó tạo nên một mối quan hệ hài hòa, bền vững.

Cuối cùng, tình cảm anh em còn là sự gắn kết lâu dài, không chỉ trong thời gian sống chung dưới một mái nhà mà còn kéo dài suốt cuộc đời. Dù có đi đâu, làm gì, anh chị em vẫn luôn nhớ về nhau, luôn giữ liên lạc và quan tâm đến nhau. Mối quan hệ này không chỉ là nguồn động viên tinh thần mà còn là chỗ dựa vững chắc trong cuộc sống.

Tóm lại, tình cảm anh em trong gia đình là một mối quan hệ đặc biệt, thiêng liêng và sâu sắc. Đó là sự gắn kết, yêu thương, chia sẻ và tôn trọng lẫn nhau. Tình cảm này không chỉ giúp mỗi người vượt qua khó khăn, thử thách mà còn làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và trọn vẹn hơn. Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần trân trọng và gìn giữ tình cảm anh em, để mối quan hệ này luôn bền chặt và đẹp đẽ.
1
3
Tr Hải
16/06 15:44:23
+5đ tặng

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm rất cao quý và đáng được trân trọng. Tình cảm gia đình bao gồm tình cảm giữa con cháu với ông bà, giữa con cái với cha mẹ, tình cảm anh em với nhau trong gia đình. Anh em là những người được sinh ra bởi cùng một người bố và người mẹ. Tình cảm anh em là tình cảm giữa người anh và người em trong gia đình. Vì thế nó khác với tình cảm bạn bè hay tình cảm lứa đôi. Là anh em cùng một gia đình, họ thường hay chăm sóc, yêu thương, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Hầu hết các xã hội trên thế giới, anh em được sinh trưởng và nuôi dưỡng chung ở thời thơ ấu và sống gần gũi với nhau, chơi đùa với nhau rất thân thiết. Đôi khi có gây gổ nhưng thực chất là họ rất yêu thương nhau. Tình nghĩa anh em giúp chúng ta vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống. Có anh em bên cạnh như là có những người bạn giúp ta vượt qua sóng gió, luôn bên cạnh ta khi ta cô đơn, luôn giúp đỡ bênh vực cho ta, bảo vệ và chăm sóc cho ta. Kho tàng văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca cao tục ngữ, ca ngợi về tình cảm anh em như là câu: “Anh em như thể chân tay – Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.” Hay trong truyện Sự tích trầu cau kể về tình anh em cảm động giữa hai anh em họ Cao. Họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất, khiến cô con gái thầy đồ cảm động, đem lòng yêu mến và thành vợ người anh. Vì hiểu lầm mà người em đã bỏ đi. Tình nghĩa anh em sâu nặng đã khiến đất trời thương xót, biến anh thành cây cau, em thành hòn đá vôi, mãi mãi bên nhau trong tục ăn trầu của người Việt.  Tuy nhiên không phải anh em nào cũng biết yêu thương nhau. Trên thực tế vẫn có những anh em ruột không biết thương nhau, lại hay cãi cọ, bất hòa và ganh tị vì người này hơn mình. Đó là những là những con người không hiểu tình anh em ruột thịt là quí báu chừng nào, sẵn sàng chà đạp tình cảm an hem chỉ vì lợi ích cá nhân của mình. Nhưng cũng có vài người do không được giáo dục từ nhỏ, dẫn tới không nhận thức được cái quý giá của tình cảm anh em. Chúng ta cần phải học cách nhìn ra giá trị và biết trân trọng tình cảm anh em. Cần rèn luyện tính yêu thương, giúp đỡ và cách chăm sóc bênh vực anh em của mình. Phải biết quan tâm lẫn nhau, không nên so đo tính toán thiệt hơn. Anh em là giọt máu sẻ đôi. Tình cảm anh em là tình cảm ruột rà cho nên biết đùm bọc yêu thương lẫn nhau là việc tất yếu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Hưngg
16/06 15:45:17
+4đ tặng

“Có một nơi để về đó là nhà. Có những người để yêu thương đó là gia đình. Có được cả hai đó là hạnh phúc”. Hạnh phúc gắn liền với hai chữ gia đình thật giản dị mà thiêng liêng. Nhưng giờ đây trong guồng quay nhanh chóng của xã hội, vai trò của tình cảm gia đình đang bị ảnh hưởng và chịu nhiều tác động. Đặc biệt đối với tuổi trẻ - độ tuổi gắn liền với ước mơ, hoài bão - thì sự cần thiết của tình cảm gia đình lại càng trở thành vấn đề đáng quan tâm.

Trước tiên, gia đình có thể hiểu là một cộng đồng người sống chung, gắn bó với nhau bởi các quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, tình cảm. Từ đó, tình cảm gia đình là tình cảm yêu thương, gắn bó, chia ngọt sẻ bùi của những người thân trong một gia đình, lớn hơn là một dòng họ. Đặt trong bối cảnh cuộc sống hiện đại - thời đại có sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kĩ thuật, giao lưu và hội nhập - thì tình cảm gia đình chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, song vẫn luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với người trẻ.

Có thể thấy, gia đình chính là điểm tựa quan trọng cả về vật chất lẫn tinh thần đối với mỗi người. Khi chúng ta bước vào độ tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất, khi ngoài kia là sự nghiệp, ước mơ, tự do đang gõ cửa, chính gia đình sẽ là cái nôi nuôi dưỡng cho ta sức khỏe, vun đắp cho ta tâm hồn, cung cấp cho ta tiền bạc vật chất để ta sẵn sàng mở cánh cửa tương lai. Dù có đi đâu về đâu để hết mình theo đuổi đam mê thì chắc hẳn trong mỗi chúng ta vẫn luôn ấp ủ mong muốn được trở về nhà để yêu và được yêu.

Bên cạnh đó, gia đình là nơi chia sẻ kinh nghiệm sống, thôi thúc con người vươn lên trước những thử thách khó lường của cuộc sống áp lực. Phải biết lễ phép, tôn trọng, biết kiên trì, bền bỉ, phải biết đứng dậy khi vấp ngã,… Đó là những bài học làm người mà ta được dạy dỗ từ chính gia đình mình. Gia đình không chỉ có tình thân ruột thịt mà còn có tình bạn tri kỉ, nơi sẵn sàng chia sẻ cùng ta mỗi lúc buồn vui. Trong cuộc sống, không thể phủ nhận gia đình chính là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người. Bởi vậy, trước những khó khăn, vấp ngã, tình cảm gia đình là động lực to lớn để con người ta tiếp tục vươn lên. Chúng ta hẳn đã biết tới thần đồng Đỗ Nhật Nam – cậu bé giỏi giang, ngoan ngoãn với những thành tích học tập đáng nể. Chính tình yêu thương, sự giáo dục từ bố mẹ đã giúp Nam trưởng thành cả về phẩm chất, tính cách và tình cảm, tâm hồn. Còn nhớ, trong một bức thư Nam nhận được từ bố có một lời dặn dò chân thành mà ý nghĩa là: “Con hãy thành nhân trước khi thành công!”. Quả thực, sự giáo dục và động lực từ gia đình là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi người.

Không những vậy, duy trì tình cảm gia đình còn là một trong những cách thức giữ gìn vẻ đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc. Không ở đâu phù hợp và ý nghĩa hơn gia đình để thế hệ trước trao truyền những truyền thống văn hóa quý báu cho thế hệ sau. Sự kế thừa, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của một dân tộc diễn ra trước tiên trong mỗi nếp nhà bình dị. Thật đáng tự hào khi thế hệ trẻ sẵn sàng hòa nhập với thế giới ngoài kia mà hành trang trong tay chính là truyền thống gia đình, truyền thống văn hóa của dân tộc.

Tình cảm gia đình ý nghĩa là thế nhưng vẫn có không ít người coi nhẹ và có thái độ coi thường. Thay vì trân trọng, vun đắp cho hạnh phúc gia đình thì có những người lại coi gia đình là nơi trút giận, dễ dàng buông những lời vô tình đối với người thân. Cũng có những người trẻ coi gia đình là nơi để bòn rút, phá hoại mà không có ý thức bảo vệ, đền đáp. Thật đáng phê phán! Tuy nhiên, trân trọng tình cảm gia đình không có nghĩa ta không quan tâm tới những mối quan hệ khác. Tuyệt đối hóa vai trò của gia đình sẽ dễ dẫn đến tâm lí dựa dẫm, ỷ lại, thiếu tự lập. Ta cần tôn trọng và cố gắng tạo được sự cân bằng trong các mối quan hệ, dù là trong gia đình hay ở ngoài cộng đồng, xã hội.

Nhận thức được gia đình là điều thiêng liêng và quý giá vô cùng mà mình đang có, bản thân tôi luôn muốn dành thời gian thật nhiều bên gia đình, bên những người thân yêu. Tuổi trẻ cho phép tôi tự do trải nghiệm và khám phá, tôi sẽ đem theo hành trang là tình yêu thương, sự bảo ban, dạy dỗ của cha mẹ để từng bước trưởng thành, để lớn lên như cánh chim đại bàng vững vàng, mạnh mẽ và trở về như cánh én luôn rộn ràng, vui tươi.

Con người hay tìm kiếm những điều đẹp đẽ nơi xa xôi mà quên mất nhà mình mới là nơi đẹp nhất. Ngoài kia dù có bao điều hấp dẫn đang vẫy gọi, trong tôi vẫn luôn ghi nhớ bài học về tình cảm gia đình:

“Bước ra ngoài mới biết không ở đâu bằng ở nhà…
Cả năm trời làm việc nhiều khi rã rời như cái máy
Về nhà thấy áp lực nhẹ như bấc thổi cái là bay

1
0
Trúc Nguyễn
16/06 15:45:58
+3đ tặng

Trong cuộc sống, gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Đặc biệt, môi trường gia đình bao giờ cũng có tác động hai mặt tới sự hình thành nhân cách của chúng ta.Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống. Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.

Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách ta phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp. Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc của cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,...

Khi về già: Gia đình là nơi để ta nghỉ ngơi sau một quãng đời phấn đấu, lao động mệt nhọc. Là nơi đem lại niềm vui sống vào tuổi xế chiều. Là nơi tìm được ý nghĩa cuộc sống, răn dạy cháu con những kinh nghiệm cuộc sống ngay cả khi đã sức tàn lực kiệt. Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng môi trường sống và hoàn thiện con người. Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm mống cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ. Mỗi con người là một kiểu cá tính, tâm lí, có một nhu cầu, ý muốn khác nhau.

Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác. Gia đình hạnh phúc thì đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư