Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay

Em hãy thảo luận với các bạn về giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam hiện nay .

3 trả lời
Hỏi chi tiết
84
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chắc chắn rồi! Tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang là một vấn đề nghiêm trọng và cần được giải quyết kịp thời. Dưới đây là một số giải pháp mà chúng ta có thể thảo luận để khắc phục tình trạng này:

1. **Phát triển giao thông công cộng**:
- **Khuyến khích sử dụng phương tiện công cộng**: Đầu tư vào hệ thống xe buýt, tàu điện ngầm và xe điện để giảm lượng xe cá nhân trên đường.
- **Xây dựng hạ tầng giao thông xanh**: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi bộ và đi xe đạp bằng cách xây dựng các làn đường riêng biệt và an toàn.

2. **Quản lý và kiểm soát nguồn thải công nghiệp**:
- **Áp dụng công nghệ sạch**: Khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất ít gây ô nhiễm.
- **Kiểm tra và giám sát chặt chẽ**: Tăng cường kiểm tra, giám sát và xử phạt nghiêm các cơ sở vi phạm quy định về môi trường.

3. **Trồng cây xanh và bảo vệ rừng**:
- **Tăng cường trồng cây xanh trong đô thị**: Cây xanh giúp hấp thụ khí CO2 và các chất ô nhiễm khác, cải thiện chất lượng không khí.
- **Bảo vệ và phát triển rừng**: Rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất, giúp điều hòa khí hậu và giảm thiểu ô nhiễm không khí.

4. **Nâng cao nhận thức cộng đồng**:
- **Giáo dục và tuyên truyền**: Tăng cường các chương trình giáo dục về bảo vệ môi trường trong trường học và cộng đồng.
- **Khuyến khích hành động cá nhân**: Khuyến khích mọi người thực hiện các hành động nhỏ như tiết kiệm năng lượng, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường.

5. **Sử dụng năng lượng tái tạo**:
- **Phát triển năng lượng mặt trời và gió**: Giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch bằng cách đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo.
- **Khuyến khích sử dụng năng lượng sạch**: Hỗ trợ các hộ gia đình và doanh nghiệp chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo.

6. **Cải thiện hệ thống quản lý chất thải**:
- **Phân loại và tái chế rác thải**: Tăng cường phân loại rác tại nguồn và phát triển các cơ sở tái chế.
- **Xử lý chất thải nguy hại**: Đảm bảo chất thải nguy hại được xử lý đúng cách để không gây ô nhiễm không khí.

7. **Chính sách và pháp luật**:
- **Ban hành và thực thi các quy định nghiêm ngặt**: Chính phủ cần ban hành các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường và đảm bảo thực thi hiệu quả.
- **Hỗ trợ tài chính và kỹ thuật**: Cung cấp hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho các doanh nghiệp và cộng đồng trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.

Chúng ta có thể thảo luận thêm về từng giải pháp này và tìm ra những cách cụ thể để áp dụng chúng vào thực tế tại Việt Nam. Các bạn có ý kiến hay đề xuất nào khác không?
1
0
+5đ tặng

Việt Nam hiện nay đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân như giao thông phát triển chưa đồng bộ, công nghiệp phát triển mạnh mẽ nhưng không có các biện pháp bảo vệ môi trường đúng đắn. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ cần áp dụng nhiều giải pháp như tăng cường kiểm soát khí thải từ phương tiện giao thông bằng việc nâng cao tiêu chuẩn khí thải, khuyến khích sử dụng xe điện, xây dựng hệ thống giao thông công cộng hiệu quả. Ngoài ra, cần thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo và phát triển các nguồn năng lượng sạch như điện mặt trời, gió để giảm thiểu sự phụ thuộc vào năng lượng từ các nguồn không tái tạo gây ô nhiễm. Hơn nữa, việc nâng cao nhận thức và giáo dục cộng đồng về việc bảo vệ môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Việt Nam. Chỉ khi tất cả các giải pháp này được thực hiện đồng bộ và hiệu quả, chúng ta mới có thể bảo vệ được không khí trong lành cho mọi người và cho thế hệ tương lai.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Trúc Nguyễn
24/06 16:31:28
+4đ tặng

Ngày nay, vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những hình ảnh, những thông tin môi trường bị ô nhiễm. Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, tình trạng ô nhiễm càng lúc càng trở nên trầm trọng. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn với vấn đề xử lý chất thải, nước thải nên ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị đang ở mức báo động. Trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước, có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các đô thị chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường... Hầu hết lượng nước thải chưa được xử lý đều đổ thẳng ra sông, hồ và dự báo đến năm 2010 là 510.000m3/ngày. Một ví dụ đau lòng của việc xả nước thải, là trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hoá chất thải ra từ nhà máy của công ti bột ngọt Vê Đan suốt 14 năm liền.

Vậy nguyên nhân cho sự việc trên là gì? Đầu tiên, đó chính là sự thiếu ý thức nghiêm trọng của nhiều người dân. Nhiều người nghĩ rằng những việc mình làm là quá nhỏ bé, không đủ để làm hại môi trường. Một số người khác lại cho rằng việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của nhà nước, của chính quyền mà không phải là của mình. Số khác lại nghĩ rằng việc môi trường đã bị ô nhiễm thì có làm gì đi chăng nữa cũng không đáng kể, và việc ô nhiễm môi trường cũng không ảnh hưởng gì tới mình nhiều... Việc phá hoại môi trường của một người tuy chỉ ảnh hưởng nhỏ nhưng tập hợp nhiều người lại là lớn.Trách nhiệm bảo vệ môi trường tuy cũng có một phần là của nhà nước nhưng đa phần lại là của người dân.

Một nguyên nhân khác gây ra ô nhiễm môi trường chính là sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Do đặt nặng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, không ít doanh nghiệp đã vi phạm quy trình khai thác, góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, chính sự chưa chặt chẽ trong việc quản lý bảo vệ môi trường của nhà nước cũng đã tiếp tay cho các hành vi phá hoại môi trường. Việt Nam thiếu những chính sách và quy định bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, do đang thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư để phát triển nên dễ mắc vào "cạm bẫy": trở thành nơi tiếp nhận nhiều ngành công nghiệp "bẩn". Ví như, ngành cán thép làm tốn nhiều tài nguyên như đất, nước, năng lượng, thải ra những chất thải nguy hại cho môi trường. Ngoài ra, lượng xe cô lưu thông ngày càng nhiều ở nước ta cũng góp phần không nhỏ vào việc gây ô nhiễm bầu không khí.

Bên cạnh đó là những hạn chế, bất cập của cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường và việc tổ chức thực hiện của các cơ quan chức năng. Theo thống kê của Bộ Tư pháp, hiện nay có khoảng 300 văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường để điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế, các quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng nguyên liệu trong sản xuất. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, thiếu chi tiết, tính ổn định không cao, tình trạng văn bản mới được ban hành chưa lâu đã phải sửa đổi, bổ sung là khá phổ biến, từ đó làm hạn chế hiệu quả điều chỉnh hành vi của các cá nhân, tổ chức, các hoạt động kinh tế... trong việc bảo vệ môi trường.

Quyền hạn pháp lí của các tổ chức bảo vệ môi trường, nhất là của lực lượng Cảnh sát môi trường chưa thực sự đủ mạnh, nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động nắm tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Các cở sở pháp lí, chế tài xử phạt đối với các loại hành vi gây ô nhiễm môi trường và các loại tội phạm về môi trường vừa thiếu, vừa chưa đủ mạnh, dẫn đến hạn chế tác dụng giáo dục, phòng ngừa, răn đe đối với những hành vi xâm hại môi trường. Rất ít trường hợp gây ô nhiễm môi trường bị xử lí hình sự; còn các biện pháp xử lí khác như buộc phải di dời ra khỏi khu vực gây ô nhiễm, đóng cửa và đình chỉ hoạt động của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng không được áp dụng nhiều, hoặc có áp dụng nhưng các cơ quan chức năng thiếu kiên quyết, doanh nghiệp trây ỳ nên cũng không có hiệu quả.

Các cấp chính quyền chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đối với công tác bảo vệ môi trường, dẫn đến buông lỏng quản lí, thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, giám sát về môi trường. Công tác thanh tra, kiểm tra về môi trường của các cơ quan chức năng đối với các cơ sở sản xuất dường như vẫn mang tính hình thức, hiện tượng “phạt để tồn tại” còn phổ biến. Công tác thẩm định và đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư còn tồn tại nhiều bất cập và chưa được coi trọng đúng mức, thậm chí chỉ được tiến hành một cách hình thức, qua loa đại khái cho đủ thủ tục, dẫn đến chất lượng thẩm định và phê duyệt không cao.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường trong xã hội còn hạn chế, dẫn đến chưa phát huy được ý thức tự giác, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia gìn giữ và bảo vệ môi trường.

Để ngăn chặn, khắc phục và xử lí có hiệu quả những hành vi gây ô nhiễm môi trường, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau đây:

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó những chế tài xử phạt (cưỡng chế hành chính và xử lí hình) phải thực sự đủ mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng đồng bộ hệ thống quản lí môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời tổ chức giám sát chặt chẽ nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp và thân thiện hơn với con người.

Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường (thường xuyên, định kỳ, đột xuất); phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, nhất là giữa lực lượng thanh tra môi trường với lực lượng cảnh sát môi trường các cấp, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời, triệt để những hành vi gây ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân. Đồng thời, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác môi trường; trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả hoạt động của các lực lượng này.

Chú trọng công tác quy hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề, các đô thị, đảm bảo tính khoa học cao, trên cơ sở tính toán kỹ lưỡng, toàn diện các xu thế phát triển, từ đó có chính sách phù hợp; tránh tình trạng quy hoạch tràn lan, thiếu đồng bộ, chồng chéo như ở nhiều địa phương thời gian vừa qua, gây khó khăn cho công tác quản lí nói chung, quản lí môi trường nói riêng. Đối với các khu công nghiệp, cần có quy định bắt buộc các công ty đầu tư hạ tầng phải xây dựng hệ thống thu gom, xử lí nước thải tập trung hoàn chỉnh mới được phép hoạt động, đồng thời thường xuyên có báo cáo định kỳ về hoạt động xử lí nước thải, rác thải tại đó.

Cần chú trọng và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc thẩm định, đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư, trên cơ sở đó, cơ quan chuyên môn tham mưu chính xác cho cấp có thẩm quyền xem xét quyết định việc cấp hay không cấp giấy phép đầu tư. Việc quyết định các dự án đầu tư cần được cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích đem lại trước mắt với những ảnh hưởng của nó đến môi trường về lâu dài. Thực hiện công khai, minh bạch các quy hoạch, các dự án đầu tư và tạo điều kiện để mọi tổ chức và công dân có thể tham gia phản biện xã hội về tác động môi trường của những quy hoạch và dự án đó.

Cuối cùng, phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội của người dân, doanh nghiệp trong việc gìn giữ và bảo vệ môi trường; xây dựng ý thức sinh thái, làm cho mọi người nhận thức một cách tự giác về vị trí, vai trò, mối quan hệ mật thiết giữa tự nhiên - con người - xã hội.

Tình trạng môi trường ở Việt Nam tuy nghiêm trọng nhưng vẫn có thể cứu vãn nếu mỗi người dân biết góp sức của mình, chung tay bảo vệ môi trường. Vì vậy, chúng ta cần chung tay bảo vệ môi trường và tránh gây ô nhiễm. Vì tương lai một Việt Nam xanh, sạch, đẹp và vì cuộc sống của chính chúng ta cũng như của các thế hệ sau.

_KLinhh_
dài vậy bn
Trúc Nguyễn
bạn có thể bớt vai ý đi nhé.
0
0
Melanie Ellie
24/06 16:44:16
+3đ tặng
  1. Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.
  2. Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.
  3. Đô thị hóa đúng cách, hạn chế các bụi mịn PM 2.5.
  4. Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.
  5. Không vứt rác bừa bãi.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500K