Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một đoạn văn diễn dịch (10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau

Viết một đoạn văn diễn dịch (10 đến 12 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau.

Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu phủ định.

- Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rū trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng

cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thắm buồm xa, đâu

còn có thể

lại lên núi Vọng Phu kia nữa.

Đoạn rồi nàng tắm gội sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng:

- Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin

ngài chứng giảm. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm

cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cả, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cả tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ

và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.

(Chuyện người con gái Nam Xương, Nguyễn Dĩ
3 trả lời
Hỏi chi tiết
43
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích từ "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ là một hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam xưa, với những phẩm chất đáng quý nhưng lại chịu nhiều oan trái. Vũ Nương là người vợ hiền lành, nết na, luôn giữ gìn phẩm hạnh và lòng trung thành với chồng. Tuy nhiên, số phận không mỉm cười với nàng khi chồng nàng, Trương Sinh, trở về từ chiến trận và nghi ngờ nàng không chung thủy. Những lời than thở của Vũ Nương trước khi tự vẫn thể hiện nỗi đau đớn tột cùng và sự bất lực của nàng trước những oan ức không thể giải bày. Nàng không chỉ mất đi hạnh phúc gia đình mà còn bị xã hội phỉ nhổ, điều này làm nổi bật sự bất công mà người phụ nữ phải chịu đựng trong xã hội phong kiến. Vũ Nương không hề có lỗi, nhưng nàng vẫn phải gánh chịu hậu quả nặng nề do những định kiến và sự thiếu hiểu biết của chồng. Sự hy sinh của nàng, từ việc tắm gội sạch sẽ trước khi tự vẫn đến lời thề nguyện trước thần sông, cho thấy lòng tự trọng và sự kiên định trong việc bảo vệ danh dự của mình. Qua nhân vật Vũ Nương, Nguyễn Dữ đã khắc họa một bức tranh bi thương về số phận người phụ nữ, đồng thời lên án những bất công và định kiến xã hội. Vũ Nương không chỉ là một nhân vật trong văn học mà còn là biểu tượng cho sự đau khổ và lòng kiên cường của người phụ nữ Việt Nam.
2
1
Lê Thủy
30/06 18:51:12
+5đ tặng
Nhân vật Vũ Nương là một người hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng lại có số phận đáng thương khiến người đọc không khỏi thương xót. Nàng có tư dung tốt đẹp, làm say lòng người. Nổi bật hơn cả chính là những phẩm chất tâm hồn đáng quý của Vũ Nương. Nàng rất yêu chồng, thủy chung với chồng và luôn ý thức gìn giữ hạnh phúc gia đình. Khi tiễn chồng đi lính, Vũ Nương đã dặn dò chồng biết bao lời tình nghĩa đằm thắm. Trong mối quan hệ với mẹ chồng – nàng dâu, Vũ Nương đã khiến mẹ chồng yêu thương, cảm động bằng tấm lòng hiếu thảo chân thành. Với con cái, Vũ Nương quả thực là một người mẹ hiền. Với mong muốn con trai được cảm nhận tình cha nên đã chỉ cái bóng trên tường và bảo rằng đó là cha Đản. Bi kịch xảy đến với nàng khi Trương Sinh hồ đồ nghi oan nàng thất tiết. Ngay trong những giờ phút đau đớn nhất, Vũ Nương vẫn giàu lòng tự trọng và không chút oán trách, chỉ trích chồng. Ngày hiện về ở bến Hoàng Giang, Vũ Nương được minh oan nhưng nàng vĩnh viễn không trở lại với dương gian được nữa. Số phận của nàng là tiêu biểu cho cuộc đời của nhiều phụ nữ trong xã hội phong kiến hà khắc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Hiển
30/06 20:17:35
+4đ tặng
Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ với đầy đủ công dung ngôn hạnh luôn là đề tài thu hút sự quan tâm của độc giả. Hình ảnh Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương cũng để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi người. Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Nguyễn Dữ, Vũ Nương là hình tượng về người phụ nữ thùy mị nết na và chung thủy. Ông đã đặt nhân vật vào tình huống khác nhau để thể hiện rõ được phẩm chất của người phụ nữ thương chồng, yêu con, hiếu thảo với cha mẹ chồng đồng thời cũng hết mực thủy chung son sắt. Trong cuộc sống vợ chồng bình thường, nàng đã giữ gìn khuôn phép, không khi nào để vợ chồng phải đến thất hòa mặc dù Trương Sinh là người chồng có tính hay ghen tuông. Khi xa chồng. Vũ Nương lại là một người vợ thủy chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ cứ dài theo năm tháng. Thậm chí để đứa con duy nhất nguôi ngoai nỗi nhớ cha, Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên tường và bảo con đó là cha nó để nó cảm nhận được cha luôn bên mình. Tưởng rằng khi Trương Sinh trở về thì Vũ Nương sẽ được đền đáp, được sống ngập tràn trong niềm vui và hạnh phúc, có thể chia sẻ bớt gánh nặng cuộc sống cho chồng. Nhưng sự thật trái ngang, chỉ qua một câu nói của con không được kiểm chứng mà chàng đã không ngớt lời mắng vợ và đuổi nàng đi. Đến đây, bi kịch đã thực sự xảy ra với người con gái xinh đẹp, đức hạnh này. Không còn cách nào khác, nàng đành chọn đến cái chết để bảo toàn danh dự, nhân phẩm của mình. Đây không phải là hành động bột phát trong cơn nóng giận. Có phải chăng vì cuộc hôn nhân với người chồng hay có tinh đa nghi ghen tuông, hồ đồ và độc đoán kia trở thành kẻ thô bạo, vũ phu và bức tử vợ mình trong sự mù quáng. Bi kịch của nàng chính là lời tố cáo cái xã hội phong kiến xem trọng quyền uy của kẻ giàu và của đàn ông trong gia đình. Đồng thời, qua đó Nguyễn Dữ cũng bày tỏ niềm thương cảm của mình đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ. Đến cuối cùng, chính tình yêu thương, sự xót xa với nhân vật của mình mà Nguyễn Dữ đã giải thoát cho Vũ Nương bằng cách minh oan cho nàng, cho nàng đường đường chính chính trở về nhân gian để từ biệt người chồng thô bạo của mình để về nơi thuộc về mình, nơi mình được trân trọng, an nhàn xứng đáng với vẻ đẹp nhân cách cao cả mà nàng xứng đáng có được.
1
0
Phương
01/07 09:25:09
+3đ tặng
Trong đoạn trích, nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong tâm trạng buồn bã và tuyệt vọng. Cô tự nhận thức rằng cuộc sống của mình đã chấm dứt, mọi điều tươi đẹp và hy vọng đã tan biến. Việc nàng tắm gội sạch và than rằng "Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ" cho thấy sự tuyệt vọng và cảm giác bất lực trước số phận. Bằng cách xin nguyện trở thành ngọc Mị Nương và cỏ Ngu mĩ, Vũ Nương thể hiện sự tự trách bản thân và lòng bi quan về tương lai. Điều này thể hiện sự phủ nhận và tuyệt vọng của cô đối với cuộc sống và tình huống hiện tại. Sự phủ định và tuyệt vọng này làm nổi bật thêm sự đau khổ và mất mát mà nhân vật Vũ Nương đang trải qua.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k