Đọc văn bản sau: CHUYỆN CHA CON NGƯỜI MÙ
Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám ,mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học. Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường nói nhỏ với tôi chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.
Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp [.........]
( Trích “Câu chuyện cuộc sống”, nguồn internet,Trithucvn.net )
Câu 1. Đoạn trích trên sử những dụng phương thức biểu đạt nào?
Câu 2: Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện nào?
Câu 3:Các câu sau, xét theo cấu tạo thuộc kiểu câu gì?
:“Loay hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt sang bát mì của người con.
Câu 4 : Xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu gì?
“Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi…”
Câu 5: CHỉ ra và Nêu hiệu quả một biện pháp tu từ trong những câu văn sau: Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp.
Câu 6: Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân ?
Câu 7: Em cần làm gì để thể hiện tình cảm với cha mẹ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1; Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả và diễn tả để tạo nên hình ảnh và cảm xúc cho đọc giả
2; Trong văn bản, các nhân vật chủ yếu được khắc họa ở phương diện tính cách, tâm trạng và mối quan hệ gia đình.
3; Câu "Loay hoay một lúc, ông mới gắp trúng được một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt sang bát mì của người con" xét theo cấu tạo thuộc kiểu câu kể.
4; Câu "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi" xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu mệnh lệnh.
5; Biện pháp tu từ trong câu văn "Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp" tạo ra hiệu quả tăng cường sự chân thực và cảm xúc của tình huống, làm cho đọc giả cảm nhận sâu sắc hơn về tâm trạng của nhân vật.
6; Qua đoạn trích trên, bài học mà bạn có thể rút ra là sự hy sinh và tình cảm gia đình. Bài học này nhấn mạnh tới tình yêu thương và sự quan tâm chân thành đến người thân, cũng như tầm quan trọng của việc hiểu và chia sẻ với nhau trong gia đình.
7; Để thể hiện tình cảm với cha mẹ, bạn có thể thể hiện sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với họ. Bạn cũng có thể thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với họ thông qua những hành động và lời nói chân thành.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |