LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích truyện ngắn của Nguyễn Quang thiều

Phân tích truyện ngắn của Nguyễn Quang thiều
1 trả lời
Hỏi chi tiết
118
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Nguyễn Quang Thiều là một trong những nhà văn, nhà thơ nổi bật của văn học Việt Nam đương đại. Ông được biết đến với phong cách viết giàu hình ảnh, sâu sắc và thường mang đậm chất triết lý. Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường khai thác những khía cạnh tinh tế của cuộc sống, con người và xã hội, đồng thời thể hiện sự suy tư sâu sắc về những giá trị nhân văn.

Để phân tích một truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều, chúng ta có thể xem xét các yếu tố sau:

1. **Chủ đề và thông điệp**:
- Truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường xoay quanh những chủ đề như tình yêu, gia đình, sự cô đơn, nỗi buồn, và những giá trị nhân văn sâu sắc. Ông thường đặt ra những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống, sự tồn tại và mối quan hệ giữa con người với nhau.
- Thông điệp trong truyện ngắn của ông thường mang tính triết lý, khuyến khích người đọc suy ngẫm về cuộc sống và tìm kiếm những giá trị đích thực.

2. **Nhân vật**:
- Nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường được xây dựng rất tinh tế và có chiều sâu tâm lý. Họ thường là những con người bình thường nhưng mang trong mình những nỗi niềm, khát vọng và suy tư sâu sắc.
- Qua từng nhân vật, Nguyễn Quang Thiều thể hiện sự đồng cảm và thấu hiểu đối với những khó khăn, đau khổ và niềm vui của con người.

3. **Cốt truyện và kết cấu**:
- Cốt truyện trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường không quá phức tạp, nhưng lại rất chặt chẽ và logic. Ông thường sử dụng những tình huống đời thường để khai thác những khía cạnh sâu sắc của cuộc sống.
- Kết cấu truyện thường được xây dựng một cách tinh tế, với những chi tiết nhỏ nhưng đầy ý nghĩa, tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn cho người đọc.

4. **Ngôn ngữ và phong cách viết**:
- Nguyễn Quang Thiều sử dụng ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và biểu cảm. Ông thường dùng những từ ngữ giản dị nhưng đầy sức gợi, tạo nên những hình ảnh sống động và sâu sắc.
- Phong cách viết của ông mang đậm chất trữ tình, với những câu văn mềm mại, uyển chuyển nhưng cũng rất mạnh mẽ và sâu lắng.

5. **Không gian và thời gian**:
- Không gian trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường rất đa dạng, từ những làng quê yên bình đến những thành phố sôi động. Ông thường sử dụng không gian để tạo nên bối cảnh cho câu chuyện và làm nổi bật những cảm xúc, tâm trạng của nhân vật.
- Thời gian trong truyện ngắn của ông cũng rất linh hoạt, có thể là những khoảnh khắc ngắn ngủi hoặc những khoảng thời gian dài đằng đẵng, tạo nên sự phong phú và đa dạng cho câu chuyện.

Ví dụ, trong truyện ngắn "Mùa hoa cải bên sông", Nguyễn Quang Thiều đã khắc họa một câu chuyện tình yêu đầy xúc động giữa hai nhân vật chính. Qua đó, ông không chỉ thể hiện tình yêu đôi lứa mà còn gửi gắm những suy tư về cuộc sống, về sự hy sinh và lòng nhân ái. Truyện ngắn này đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi sự tinh tế trong cách xây dựng nhân vật, cốt truyện và ngôn ngữ.

Tóm lại, truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều là những tác phẩm giàu cảm xúc và suy tư, mang đến cho người đọc những trải nghiệm sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống và con người.
2
0
Thanh Lâm
18/07 21:58:50
+5đ tặng

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 quê ở tỉnh Hà Tây, Thành Phố Hà Nội. Ông nổi tiếng với nhiều tác phẩm cả về thơ và truyện dài, truyện ngắn. Ông mang phong cách nghệ thuật chuyên sáng tác về nhiều đề tài với những cách biểu hiện khác nhau và nhiều cung bậc cảm xúc vượt khỏi phạm vi cảm hứng hiện thực hay siêu thực. Ông không mô phỏng, sao chép đời sống để viết thành những vần thơ đầy ẩn ý. Nổi bật trong đó là Truyện ngắn Người cha đã để lại trong lòng độc giả sự day dứt thương cảm sâu sắc về nhân vật người con hiểu chuyện, tháo vác hay về người cha say rượu hay đánh con nhưng vẫn rất tần tảo lo cho các con.

Truyện sử dụng ngôi kể thứ nhất là “ tôi” - người con. Là nhân vật xuất hiện và tham gia trực tiếp vào câu chuyện nên giúp người đọc dễ dàng cảm thụ hơn. Cô bé mang trong mình hoàn cảnh éo le khi mà mẹ thì bỏ lại cha và con cái lên thành phố. Cha vì tức giận nên đêm nào cũng uống rượu và đánh đập cô bé. Ban ngày cô phải chăm sóc em trai nhỏ và phải nghỉ học để dọn dẹp nhà cửa. Tuy mang trong mình sự thiếu hụt tình thương và may mắn, một gia đình không trọn vẹn nhưng người con không bao giờ trách móc người mẹ bỏ xứ ra đi hay người cha say xỉn đánh đập. Cô luôn nhận tội lỗi về mình và luôn luôn quan tâm động viên ba của mình. Khi được mẹ đón lên ở cùng. Nhìn em trai không hề hay biết gì vui vẻ chơi và cô thì nghe được cuộc trò chuyện của mẹ và người đàn ông thì đã rất hiểu chuyện. Biết được cuộc sống mẹ cũng không dễ dàng và chị em mình cũng không thể ở lại đây mãi mãi. Nên khi mà người cha đến đón và nhìn cha mệt mỏi buồn rầu cô đã không ngần ngại chọn ông. Nhân vật “tôi” là cô bé đảm đang, tháo vát; là người yêu thương cha rất sâu sắc mãnh liệt lên thành phố ở nhà mới của mẹ mà em không ngủ được, quan tâm lo lắng khi không biết ba ở với ai, sẵn sàng nén từ bỏ cuộc sống tốt hơn để về quê ở với ba, khi bị đánh nín nhịn vì không muốn ba buồn hơn nữa. Dù biết về vẫn phải chịu những đòn roi nhưng cô bé không hề hối hận về quyết định của mình. Một đứa trẻ ngoan ngoãn hiểu chuyện đến mỗi khi mà bị ba nhìn thấy vết thương vẫn cố không nói ra lí do thật sự thì đúng là đứa bé hiểu chuyện một cách đau lòng. Và sau bao nhiêu khúc mắc hiểu lầm giải tỏa thì câu nói của người cha : “Có đứa con như con thì cha chẳng bao giờ buồn nữa”  câu nói gây xúc độc làm cảm xúc tăng đến đỉnh điểm chắc chắn đã làm cô con gái hiểu chuyện rất hạnh phúc. 

Người cha trong câu chuyện đáng trách cũng rất đáng thương. Đáng trách ở chỗ luôn say xỉn rồi đánh đập con cái nhưng khi tỉnh lại vào sáng mai thì vẫn đi làm kiếm tiền để nuôi con, thấy tay con bị đau luôn hỏi han với ánh mắt lo lắng và muốn lấy lại công bằng cho con bằng cách tỉma người làm con bị thương. Đáng thương ở chỗ vợ bỏ đi lên thành phố dẫn đến buồn sầu uống rượu nhưng khi gặp khó khăn về công việc vẫn trụ vững để lo lắng nuôi cho các con ăn học. Những câu nói thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng của “người cha” dành cho con gái là:

– Tay con làm sao thế?

– Làm sao thế? Cha tôi hoảng hốt – Ai đánh con? Đứa nào đánh con?

– Đứa nào đánh? Cha tôi quát – Nói ngay, tao sẽ đập chết nó. Đứa nào?

Sở dĩ chọn các câu văn này vì căn cứ vào ngữ cảnh con gái bị đau tay, căn cứ vào ngữ điệu người cha hỏi dồn dập thể hiện sự quan tâm, lo lắng; sự tức giận. Chỉ có tình yêu thương, sự quan tâm, lo lắng mới có tâm trạng, thái độ và cách hỏi như vậy. Người cha rùng mình khóc u…u là vì nhân vật “tôi” nói ra sự thật: Đêm nào say rượu cha cũng đánh con bằng cái chổi kia kìa. Nhưng con không nói với cha vì con sợ cha buồn thêm. Con có lỗi cha cứ đánh con, nhưng cha đừng uống rượu nữa. Biết được sự thật mình chính là nguyên nhân khiến con gái bị đau như vậy, vốn là người cha thương yêu các con nhưng do cuộc sống, do bị ma men điều khiển nên người cha đã đánh con trong vô thức. Khi biết được sự thật, người cha rùng mình vì đau đớn, khóc vì xấu hổ cho những hành động đáng trách khi chính ông đã gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác cho cô con gái bé bỏng. Ông khóc vì không ngờ cô con gái lại là người hiểu chuyện, là người giàu đức hi sinh đến vậy, đó là giọt nước mắt của sự xúc động, cảm phục trước vẻ đẹp nhân cách của con. Câu nói của người cha: “Có đứa con như con thì cha chẳng bao giờ buồn nữa” thật sự là quá đúng hoàn cảnh bởi vì nhân vật “tôi” là cô bé đảm đang, tháo vát; là người yêu thương cha rất sâu sắc mãnh liệt lên thành phố ở nhà mới của mẹ mà em không ngủ được, quan tâm lo lắng khi không biết ba ở với ai, sẵn sàng nén từ bỏ cuộc sống tốt hơn để về quê ở với ba, khi bị đánh nín nhịn vì không muốn ba buồn hơn nữa,  khi nhận ra lỗi lầm bản thân gây ra cho con gái, biết được vẻ đẹp đức hi sinh của con, ông như được an ủi phần nào, cho nên ông không còn buồn nữa.
Với ngôi kể số một, nghệ thuật kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn, chi tiết nghệ thuật ám ảnh, giọng văn buồn thương da diết, tình huống truyện độc đáo, éo le,  tất cả đã tạo nên những xúc cảm thẩm mĩ khó phai. Nói tóm lại, bằng ngôi kể số một; nghệ thuật kể chuyện rất sinh động, hấp dẫn; chi tiết nghệ thuật ám ảnh; giọng văn buồn thương da diết; tình huống truyện độc đáo, éo le tác giả đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về những mặt trái của một số gia đình trong cuộc sống hiện đại. Những phận người, kiếp người ấy sẽ đi đâu, về đâu đây khi cuộc đời vẫn còn quá nhiều nỗi buồn đau

Trong truyện ngắn “Người cha”, tác giả Nguyễn Quang Thiều đã phản ánh vô cùng chân thực số phận éo le, bất hạnh của hai cha con nhân vật “tôi”, điều đó đã để lại những xúc cảm vừa đớn đau xót thương, vừa cảm phục ngỡ ngàng trong lòng độc giả.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư