Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Đọc văn bản sau

Đọc văn bản sau: 

Nhà thơ Hoàng Trung Thông viết bài thơ “Những cánh buồm” (năm 1962) và in trong tập thơ cùng tên năm 1964. Bài thơ thể hiện niềm mơ ước của tuổi thơ được đi đến những chân trời bao la phía trước. Từ niềm mơ ước ấy của con, tác giả đã giãi bày nỗi niềm của chính mình về những khát khao vẫn còn dang dở, muốn chuyển tiếp cho thế hệ tương lai thực hiện sau này. Chính nhờ ý tứ trong sáng, giản dị mà đằm sâu triết lí ấy, “Những cánh buồm” vẫn khắc khoải không nguôi trong mỗi hồn người.

Mở đầu bài thơ là không gian biển xanh, cát trắng và ánh mặt trời rực rỡ trên cao. Vũ trụ bừng sáng thênh thang, lòng người cũng vui tươi hớn hở. Cuộc đi bộ đồng hành trên bãi cát mịn sau đêm mưa rả rích giữa hai cha con hay đó là hành trình trong cuộc sống này của tất cả chúng ta ? Một cha, một con cứ thế bước đi “dưới ánh mai hồng” tuyệt đẹp. Ngộ nghĩnh trong nghệ thuật miêu tả, Hoàng Trung Thông đã viết những câu thơ đầu tiên thật tự nhiên:

Hai cha con dắt đi trên cát

Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh

Hai cái bóng, một “dài lênh khênh” của người cha đã trưởng thành, một của đứa con thơ bụ bẫm nên “tròn chắc nịch” giữa mênh mông bãi cát rộng dài của biển. Hình ảnh thơ đẹp quá, đẹp đến say lòng cùng với một giọng thơ vui tươi, trong sáng. Cứ thế, hai cha con bước đi trên cát ngắm nhìn biển khơi cho đến khi đứa con yêu lắc tay cha mình khẽ hỏi.

Cuộc chuyện trò thân mật giữa hai cha con bắt đầu từ câu hỏi ngây thơ mà đầy háo hức và thông minh của đứa trẻ khiến cho người cha không thể không trả lời. Lòng con đang sung sướng lẽ nào cha lại làm mất đi niềm vui thơ dại ấy? Lúc này, hình ảnh cánh buồm xuất hiện để người cha khơi gợi niềm mơ ước cho con:

Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa

Sẽ có cây, có cửa có nhà...

Câu trả lời của người cha cởi mở, chân thành và trung thực đến vô cùng. Trước con, cha không giấu điều gì về những hạn chế bản thân và của thế hệ mình. Cha biết, phía cuối chân trời kia cũng có mọi thứ như ở trên đất liền này, vẫn là của quê hương của những xứ sở đẹp tươi, nhưng là những nơi cha chưa bao giờ đi đến. Giọng thơ đến đây bắt đầu chuyển sang trầm tư, suy niệm như chính nỗi niềm người cha vẫn còn nhiều khắc khoải, ước mơ. Hình tượng cánh buồm xuất hiện lúc này không chỉ là cánh buồm đang căng gió trên những con thuyền ngoài biển xa mà đã mang một ý nghĩa khác, một ẩn dụ cho khát vọng đi đến những chân trời mới.

Trước câu trả lời chân thành nhưng cũng đầy khơi gợi của người cha, đứa con lại tò mò nêu câu hỏi tiếp, nhưng đó là câu hỏi không dễ trả lời. Đứa con ngây thơ bao nhiêu, lòng người cha càng khắc khoải bấy nhiêu. Dường như trước những câu hỏi của đứa con thơ dại, người cha đã gặp lại mơ ước của chính mình hiện hữu sáng nay. Có lẽ quá khứ, hiện tại và cả tương lai đang cùng xuất hiện mà hình ảnh trung tâm là cánh buồm đang vẫy gọi ngoài khơi xa. Cánh buồm hóa thành nỗi niềm khát khao của con người về một chân trời tương lai phía trước: 

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời

Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:

Cha mượn cho con buồm trắng nhé

Để con đi...

Bốn câu thơ kết bài là lời biểu cảm sâu lắng, thiết tha của tác giả qua tâm trạng người cha cùng con đi bên biển xanh cát trắng. Lời con hỏi hòa âm cùng tiếng sóng khơi xa, hay đó cũng chính là tiếng lòng cha một thời bé bỏng? Lời thơ thanh thoát, cảm xúc thơ lan tỏa, tâm tình thơ chân thật đến vô cùng khiến cho tâm trạng người đọc cũng bồi hồi, xao xuyến và tràn đầy nỗi niềm ưu tư, khắc khoải. Thơ hay thường đâu chỉ của riêng tâm tình nhà thơ, mà nó còn lắng đọng trong cảm xúc mọi người. Khổ thơ kết bài là một trường hợp như thế:

Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.

Cánh buồm trở thành biểu tượng cho niềm ước mơ và khát vọng của con người trong cuộc sống. Đọc “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông, qua câu chuyện tâm tình của hai cha con bên biển, người đọc chợt bắt gặp niềm thiết tha mong ước của chính mình một thời thơ dại xa xưa và ngay cả khi đang làm cha, làm mẹ trong đời. Cánh buồm nhờ thế luôn ám ảnh tâm hồn, khắc khoải trái tim mỗi chúng ta trên hành trình hướng đến tương lai.

​​​​​​​                                (st)

        Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?​

A. Tự sự

C. Nghị luận​

 

B. Biểu cảm

D. Nhật dụng

Câu 2. Văn bản viết về vấn đề gì?

A. Nhữngcánh buồm trong cuộc trò chuyện của hai cha con

C. Vẻ đẹp nội dung và hình thức của bài thơ “Những cánh buồm”

 

B. Những hình ảnh về hai cha con và cánh buồm

D. Ước mơ, khát vọng của hai cha con.

 

Câu 3. Câu văn nào nêu bằng chứng mà người viết dẫn ra từ bài “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông?

A. Lời con hỏi hòa âm cùng tiếng sóng khơi xa, hay đó cũng chính là tiếng lòng cha một thời bé bỏng?

 

B. Lời thơ thanh thoát, cảm xúc thơ lan tỏa, tâm tình thơ chân thật đến vô cùng khiến cho tâm trạng người đọc cũng bồi hồi, xao xuyến và tràn đầy nỗi niềm ưu tư, khắc khoải.

 

C. Thơ hay thường đâu chỉ của riêng tâm tình nhà thơ, mà nó còn lắng đọng trong cảm xúc mọi người.

 

D. Khổ thơ kết bài là một trường hợp như thế:

            Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

            Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.

Câu 4. Câu văn nào nêu lên ý kiến của người viết về ý nghĩa của hình tượng những cánh buồm trong bài thơ?

A. Câu trả lời của người cha cởi mở, chân thành và trung thực đến vô cùng.

 

B. Cha biết, phía cuối chân trời kia cũng có mọi thứ như ở trên đất liền này, vẫn là của quê hương của những xứ sở đẹp tươi, nhưng là những nơi cha chưa bao giờ đi đến. 

 

C. Hình tượng cánh buồm xuất hiện lúc này không chỉ là cánh buồm đang căng gió trên những con thuyền ngoài biển xa mà đã mang một ý nghĩa khác, một ẩn dụ cho khát vọng đi đến những chân trời mới.

 

D. Giọng thơ đến đây bắt đầu chuyển sang trầm tư, suy niệm như chính nỗi niềm người cha vẫn còn nhiều khắc khoải, ước mơ. 

 

Câu 5. Câu văn nào sau đây nêu lên nhận xét về tác dụng của bài thơ đối người cảm nhận?

A. Lời con hỏi hòa âm cùng tiếng sóng khơi xa, hay đó cũng chính là tiếng lòng cha một thời bé bỏng?

 

B. Bốn câu thơ kết bài là lời biểu cảm sâu lắng, thiết tha của tác giả qua tâm trạng người cha cùng con đi bên biển xanh cát trắng.

 

C. Cánh buồm trở thành biểu tượng cho niềm ước mơ và khát vọng của con người trong cuộc sống.

 

D. Đọc “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông, qua câu chuyện tâm tình của hai cha con bên biển, người đọc chợt bắt gặp niềm thiết tha mong ước của chính mình một thời thơ dại xa xưa và ngay cả khi đang làm cha, làm mẹ trong đời.

Câu 6. Trong câu văn: "Trước câu trả lời chân thành nhưng cũng đầy khơi gợi của người cha, đứa con lại tò mò nêu câu hỏi tiếp, nhưng đó là câu hỏi không dễ trả lời. thành phần trạng ngữ được mở rộng bằng một cụm chủ vị nào?​

A. câu trả lời chân thành

C. đứa con lại tò mò nêu câu hỏi tiếp

 

B. câu trả lời chân thành nhưng cũng đầy khơi gợi của người cha 

D. nhưng đó là câu hỏi không dễ trả lời

Câu 7. Mối liên hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong bài viết trên có tác dụng như thế nào?

A. Làm nổi bật tình yêu con và và những ước mong của cha mẹ với con cái.

 

B. Giúp khắc họa hình ảnh cha và con luôn luôn song hành, gần gũi với nhau.

 

C. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ “Những cánh buồm”. 

 

D. Đưa ra thông điệp ý nghĩa về tình cha con, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.

Câu 8. Nhận định nào đúng với cảm xúc của người viết trong văn bản “Những cánh buồm” 

A. Trân trọng tình yêu thương của cha mẹ với con cái, quê hương

C. Thương yêu con cái và đặt niềm tin vào sự trưởng thành của thế hệ sau

 

B. Ngưỡng mộ tài năng, phong cách nghệ thuật của nhà thơ Hoàng Trung Thông

D. Xúc động bởi ngôn từ và cảm xúc chân thành từ bài thơ.

Câu 9. Em thích nhất ý kiến nào của tác giả đã được trình bày trong văn bản trên?Vì sao?

Câu 10. Qua bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông cũng như qua văn bản trên, em thấy con cái cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm với cha mẹ như thế nào? (trả lời bằng 5-7 dòng)

 

 

 

0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
92
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là các câu trả lời cho từng câu hỏi trong yêu cầu của bạn:

**Câu 1:** Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?
**C. Nghị luận**

**Câu 2:** Văn bản viết về vấn đề gì?
**D. Ước mơ, khát vọng của hai cha con.**

**Câu 3:** Câu văn nào nêu bằng chứng mà người viết dẫn ra từ bài “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông?
**D. Khổ thơ kết bài là một trường hợp như thế:
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong những ước mơ con.**

**Câu 4:** Câu văn nào nêu lên ý kiến của người viết về ý nghĩa của hình tượng những cánh buồm trong bài thơ?
**C. Hình tượng cánh buồm xuất hiện lúc này không chỉ là cánh buồm đang căng gió trên những con thuyền ngoài biển xa mà đã mang một ý nghĩa khác, một ẩn dụ cho khát vọng đi đến những chân trời mới.**

**Câu 5:** Câu văn nào sau đây nêu lên nhận xét về tác dụng của bài thơ đối với người cảm nhận?
**D. Đọc “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông, qua câu chuyện tâm tình của hai cha con bên biển, người đọc chợt bắt gặp niềm thiết tha mong ước của chính mình một thời thơ dại xa xưa và ngay cả khi đang làm cha, làm mẹ trong đời.**

**Câu 6:** Trong câu văn: "Trước câu trả lời chân thành nhưng cũng đầy khơi gợi của người cha, đứa con lại tò mò nêu câu hỏi tiếp, nhưng đó là câu hỏi không dễ trả lời." thành phần trạng ngữ được mở rộng bằng một cụm chủ vị nào?
**B. câu trả lời chân thành nhưng cũng đầy khơi gợi của người cha.**

**Câu 7:** Mối liên hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong bài viết trên có tác dụng như thế nào?
**C. Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của bài thơ “Những cánh buồm”.**

**Câu 8:** Nhận định nào đúng với cảm xúc của người viết trong văn bản “Những cánh buồm”?
**C. Thương yêu con cái và đặt niềm tin vào sự trưởng thành của thế hệ sau.**

**Câu 9:** Em thích nhất ý kiến nào của tác giả đã được trình bày trong văn bản trên? Vì sao?
*Em có thể trình bày nhận xét cá nhân của mình về một ý kiến nào đó trong bài văn và lý do thích ý kiến đó, ví dụ như ý nghĩa của hình tượng cánh buồm trong bài thơ cũng như mối quan hệ giữa cha và con.*

**Câu 10:** Qua bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông cũng như qua văn bản trên, em thấy con cái cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm với cha mẹ như thế nào? (trả lời bằng 5-7 dòng)
*Con cái cần thể hiện sự quan tâm và tình cảm với cha mẹ qua những hành động và lời nói yêu thương. Việc lắng nghe và chia sẻ những ước mơ, khát vọng của cha mẹ sẽ giúp xây dựng mối quan hệ tình cảm sâu sắc. Đồng thời, con cái cũng nên thể hiện lòng kính trọng và biết ơn đối với những hy sinh của cha mẹ. Sự thấu hiểu và trân trọng sẽ tạo nền tảng vững chắc cho tình cảm gia đình, giúp con cái trưởng thành hơn trong cuộc sống.*

Hy vọng những câu trả lời này sẽ giúp bạn trong việc hiểu và khai thác nội dung của văn bản!

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×