1. Đề tài và chi tiết
- Đề tài là phạm vi đời sống được phản ánh, thể hiện trực tiếp trong tác phẩm văn học. Để xác định và gọi được tên đề tài, có thể dựa vào phạm vi hiện thực được miêu tả (đề tài lịch sử, đề tài chiến tranh, đề tài gia đình, ...) hoặc loại nhân vật được đặt ở vị trí trung tâm của tác phẩm (đề tài trẻ em, đề tài người nông dân, đề tài người lính, ...). Một tác phẩm có thể đề cập nhiều đề tài, trong đó có một đề tài chính.
- Chi tiết là yếu tố nhỏ nhất tạo nên thế giới hình tượng thiên nhiên, con người, sự kiện,...) nhưng có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đem lại sự sinh động, lôi cuốn cho tác phẩm văn học.
2. Tính cách nhân vật
- Tính cách nhân vật là những đặc điểm riêng tương đối ổn định của nhân vật, được bộc lộ qua mọi hành động, cách ứng xử, cảm xúc, suy nghĩ, …
- Tính cách nhân vật còn được thể hiện qua các mối quan hệ, qua lời kể và suy nghĩ của nhân vật khác.
3. Văn bản tóm tắt
- Văn bản tóm tắt là một dạng rút gọn của văn bản gốc (có thể do tác giả hay người đọc, người ghi chép thực hiện), tuy có dung lượng nhỏ nhưng vẫn phản ánh trung thành nội dung cơ bản của văn bản gốc.
4. Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ
- Mở rộng thành phần chính và trạng ngữ bằng cụm từ có thể giúp câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe. Các thành phần chính và trang ngữ của câu thường được mở rộng bằng cụm từ chính phụ như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
Từ đoạn trên, vẽ sơ đồ tư duy hệ thống ( tri thức ngữ văn )
Giúp mình vs mn ơi , giúp dc t cho 500 xu
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |