Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
HƯỚNG DẪN
a) Thuận lợi
− Đất badan
+ Diện tích rộng, tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng.
+ Phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn.
− Khí hậu
+ Cận Xích đạo, nhiệt lượng cao quanh năm.
+ Có một mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản sản phẩm.
+ Sự phân hóa theo độ cao tạo thuận lợi cho việc phát triển cả cây công nghiệp nhiệt đới, cận nhiệt đới…
− Tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng lớn, trong rừng có nhiều gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiến, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu…).
− Tài nguyên khoáng sản: Bôxit có trữ lượng lớn.
− Tiềm năng thủy điện: Trữ năng thủy điện đứng thứ hai trong cả nước, tập trung chủ yếu trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai.
b) Khó khăn
− Thiếu nước về mùa khô, xói mòn đất về mùa mưa.
− Tài nguyên rừng bị suy giảm…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |