Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hóa sinh vật theo đai cao ở nước ta.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
HƯỚNG DẪN
Độ cao địa hình núi đã dẫn đến nhiệt độ giảm theo độ cao cùng với sự thay đổi về độ ẩm và lượng mưa ở miền núi, từ đó ở nước ta có 3 đai cao ở những độ cao khác nhau có đặc điểm sinh vật khác nhau.
- Đai nhiệt đới gió mùa
+ Ớ miền Bắc, đai có độ cao trung bình dưới 600 - 700m, ở miền Nam lên đến độ cao 900 - 1000m.
+ Sinh vật gồm các hệ sinh thái nhiệt đới:
• Hệ sinh thái nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh hình thành ở những vùng đồi núi thấp mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt, mùa khô không rõ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m, phần lớn là các loài cây nhiệt đới xanh quanh năm. Giới động vật nhiệt đới trong rừng đa dạng và phong phú.
• Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa: rừng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng thưa nhiệt đới khô. Trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt có các hệ sinh thái rừng thường xanh trên đá vôi; rừng ngập mặn trên đất mặn ven biển; rừng tràm trên đất phèn; xavan, cây bụi gai nhiệt đới khô trên đất cát, đất xám vùng khô hạn.
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi
+ Ở miền Bắc, đai có độ cao từ 600 - 700m đến 2600m; ở miền Nam từ 900 - 1000m đến 2600m.
• Ở độ cao từ 600 - 700m đến 1600 - 1700m, có hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim.
• Ở độ cao trên 1600 - 1700m, rừng sinh trưởng kém, thực vật thấp nhỏ, đơn giản về thành phần loài; rêu, địa y phủ kín thân, cành cây. Trong rừng có các loài chim di cư thuộc khu hệ Himalaya.
- Đai ôn đới gió mùa trên núi
+ Độ cao từ 2600m trở lên (chỉ có ở Hoàng Liên Sơn).
+ Có các loài thực vật ôn đới như đỗ quyên, lãnh sam, thiết sam.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |