Chỉ cần gõ Google tại sao phải học, bạn sẽ thấy cả tá bài viết về lợi ích của việc học. Chúng hữu ích đấy, song tôi tin rằng hầu hết mọi người sau khi đọc xong, vẫn… chưa ngồi vào bàn học ngay. Vì một khi trái tim bạn đã không thích thứ gì đó, thì cái đầu có nói gì nó vẫn sẽ khó mà nhúc nhích.Chẳng ai lại đưa cho đứa bé một bài báo liệt kê 10 lợi ích của việc tập đi, tập nói cả, đứa bé cứ tập mà thôi. Tò mò vốn là một bản năng, học hỏi vốn là một nhu cầu bên trong của chúng ta.Giặc dốt như Cụ Hồ Chí Minh nói là muốn chỉ về sự thiếu thốn mặt tinh thần, tức tri thức và văn hóa - thuộc phần “đầu” của thể trạng con người; còn giặc đói là muốn nói đến sự thiếu thốn mặt vật chất, tức chính trị và kinh tế - thuộc phần “thân” của thể trạng con người.Điều đó có nghĩa là, vật chất và tinh thần được nhìn nhận là hai mặt “đối lập” (độc lập) cơ bản trong thể trạng con người. Theo đó, học tập kiến thức các môn như tự nhiên, xã hội là để sáng tạo ra giá trị tinh thần; còn thực hành công việc bằng lao động chân tay, trí óc là để tạo ra lợi ích vật chất. Vật chất và tinh thần là hai lĩnh vực không thể thiếu đối với đời sống con người.Học là để nâng cao thể chất của cái đầu, tức nâng cao trình độ tri thức và văn hóa - biểu tượng ánh sáng của Mặt Trời (ban ngày); còn hành là để nâng cao thể lực của cái thân, tức nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý kinh tế xã hội - biểu tượng bóng tối của Vũ Trụ (ban đêm). Không có ngày, có đêm sẽ không có sự sống con người; tương tự, không có học và hành con người sẽ không tồn tại được. Do vậy, học vừa là nhu cầu, vừa là trách nhiệm của mỗi người sống trong xã hội. Đã là con người thì cần phải học; không học, tức thiếu cái đầu (tri thức và văn hóa), thì con người sẽ quay trở lại thành con vật, chỉ biết đi kiếm cái ăn.