LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày chiến lược nông nghiệp của Ấn Độ từ khi giành độc lập cho đến nay.

Trình bày chiến lược nông nghiệp của Ấn Độ từ khi giành độc lập cho đến nay.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
12
0
0
Tô Hương Liên
10/09 02:21:12

a) Sau khi giành được độc lập (năm 1947)

- Ấn Độ tiến hành cải cách ruộng đất làm tăng tỉ lệ nông dân có ruộng đất. Đồng thời, đẩy mạnh khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt, thực chất là phát triển nông nghiệp theo chiều rộng.

- Kết quả: Vào những năm đầu thập niên 60, Ấn Độ vẫn phải nhập lương thực.

- Nguyên nhân: cải cách ruộng đất chưa triệt để, kĩ thuật canh tác vẫn lạc hậu không thay đổi bao nhiêu.

b) Từ năm 1967, Ấn Độ quyết định chuyển hướng nông nghiệp phát triển theo chiều sâu. Thực hiện “cách mạng xanh” và “cách mạng trắng”

* Cuộc “cách mạng xanh”

- Đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực trồng trọt, nâng cao năng suất cây trồng, năng suất cao động để tăng sản lượng lương thực.

- Biện pháp:

+ Ưu tiên sử dụng các giống lúa mì và lúa gạo cao sản.

+ Tăng cường thủy lợi hóa, hóa học hóa (phân bón, thuốc trừ sâu), cơ giới hóa (sử dụng máy cày, máy kéo, máy gặt đập liên hợp,…).

+ Ban hành chính sách giá cả lương thực hợp lí.

+ Ứng dụng công nghệ gen vào sản xuất nông nghiệp những năm gần đây.

- Kết quả:

+ Sản lượng lương thực liên tục tăng, từ 56 triệu tấn (năm 1951) lên 121 triệu tấn (năm 1976), 166 triệu tấn (năm 1985), 226 triệu tấn (năm 2004).

+ Đến đầu thập niên 80, Ấn Độ đã tự túc được lương thực, là một trong bốn nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

- Hạn chế:

+ Cuộc cách mạng này chỉ mới được tiến hành ở một số bang có điều kiện thuận lợi (các bang Pun – giáp, Ha-na-ni-a,…).

+ Nhiều vùng nông thôn nghèo chưa được hưởng lợi nhiều từ phong trào này.

* Cuộc “cách mạng trắng”

- Mục đích: đây là cuộc cách mạng trong lĩnh vực chăn nuôi, với trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất sữa – một nguồn cung cấp đạm thay thịt rất quan trọng đối với người Ấn Độ giáo không ăn thịt bò và người Hồi giáo không ăn thịt lợn.

- Biện pháp: tập trung chủ yếu vào phát triển các đàn trâu, dê để lấy sữa. Nhập giống từ Mê-hi-cô, thành lập các viện nghiên cứu, lai tạo giống năng suất cao.

- Kết quả:

+ Ấn Độ có đàn trâu đông nhất thế giới với các giống trâu Su-ri, Mu-ra cho nhiều sữa (1500 kg/năm) và đàn dê lấy sữa rất lớn.

+ Năm 1970, Ấn Độ sản xuất được 20,8 triệu tấn sữa, đến năm 1993 đạt 58 triệu tấn. Hiện nay, Ấn Độ đứng đầu Châu Á về sản xuất sữa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư