Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua bài thơ "Anh Trăng", tác phẩm nhắn nhủ đến người đọc như thế nào

“ Anh gửi một lá thư , một tác phẩm , 1 lời nhắn muốn đem một phần của mình góp vào đời sống xunh quanh “ Qua bài thơ “ Anh Trăng “ tác phẩm nhắn nhủ tác giả Nguyễn Duy đến người đọc như thế nào trình bày đoạn văn 12 câu
3 trả lời
Hỏi chi tiết
1.700
1
0
doan man
09/01/2019 16:45:44
Khi hòa bình lập lại, xã hội chuyển mình theo dòng chảy của thời gian thì con người cũng thay đổi theo. Nhưng sự thay đổi đó cũng nhiều khi đem lại những mất mát, mất dần những gì đáng quý mà họ vốn có trong thời chiến. Ánh trăng của Nguyễn Duy là một lời tâm sự về chuyện đó. Tác giả muốn qua hình ảnh ánh trăng làm thức dậy trong tâm hồn người lính lòng trung hiếu trọn vẹn với nhân dân, với quá khứ tình nghĩa trong thời chiến.
Bằng nghệ thuật nhân hóa, Nguyễn Duy đã khắc họa vẻ đẹp tình nghĩa, thủy chung của trăng đối với người lính. Tác giả gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến khi còn là người lính:
Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Cuộc sống trong rừng với biết bao gian khổ, khó khăn, nhưng trăng luôn đến với một tình cảm chân thành, không chút ngần ngại. Tình bạn giữa trăng và người lính gắn bó đằm thắm, họ là đôi bạn "tri kỉ". Tác giả đã biến trăng thành một con người thực sự, trăng tuy có tâm hồn nhưng vẫn mang vẻ hoang sơ, mộc mạc, vậy mới đáng yêu, đáng quý:
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Trăng và người lính đều sống cuộc sông hồn nhiên, càng gian khổ thiếu thốn về vật chất thì cuộc sống tình cảm càng phong phú, càng giàu tình nghĩa. Trong rừng sâu nhiều lúc vắng vẻ, lạnh lẽo, trăng luôn ở bên người lính Chính Hữu cũng đã từng nói giữa rừng hoang sương muối người lính vẫn có vầng trăng làm bạn. Dường như trăng đã sưởi ấm tình cảm của họ.
Ngỡ không hao giờ quên
đối lập với:
Như người dưng qua đường
Tại sao lại có sự đổi thay phũ phàng ấy? Tại sao trăng đã được coi là "tri kỉ" lại trở thành người dưng? Tình cảm xưa đã bị chia lìa từ bao giờ vậy? Phải chăng từ ngày người lính đi ra khỏi cuộc chiến tranh, trở về sống với thành phố đầy đủ tiện nghi?
Hình ảnh "ánh điện, cửa gương" không chỉ nói lên cuộc sống cao sang mà còn tượng trưng cho những cám dỗ của cuộc sống lòe loẹt, những vẻ đẹp không thực, trái ngược với cuộc sống giản dị hồn nhiên trước đây. Và khi anh quen với nó cũng có nghĩa là anh chỉ còn biết đến nó mà quên đi quá khứ ác liệt nhưng cao đẹp tình người. Chính sự lãng quên đáng trách đó đã phá vỡ tình bạn. Đúng là những câu thơ đối lập trước sau đã làm tăng vị chua xót bất ngờ!
Người lính như vậy, còn trăng thì sao? Lại một sự bất ngờ khác hiện ra trong bài thơ. Bị bạn lãng quên nhưng trăng không quên bạn. Trăng vẫn đến với bạn bằng một tình cảm tràn đầy, không mảy may sứt mẻ. Người lính chỉ nhận ra điều đó khi anh "vội bật tung cửa sổ" như một phản xạ tự nhiên khi mất điện, nhưng anh đã bất ngờ gặp lại vầng trăng:
Đột ngột vầng trăng tròn
Không đơn thuần nói về hình ảnh trăng tròn, nhà thơ còn muốn nói về sự tràn đầy tình nghĩa của trăng, trăng vẫn thủy chung với người bạn năm xưa. Tình cảm mà trăng dành cho người lính chân thành ở chỗ: trăng không hề đòi hỏi một diều gì, trăng chỉ biết yêu, biết thương hết mình. Con người từng quay lưng lại với quá khứ nhưng trăng đã kịp đến đánh thức tâm hồn họ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng
Ánh trăng đánh thức lại những kỉ niệm quá khứ, đánh thức lại tình bạn năm xưa, đánh thức những gì con người đã lâng quên. Giờ đây hai người bạn lại thực sự bình đẳng: Ngửa mặt lên nhìn mặt. Hai gương mặt: gương mặt người lính và gương mặt trăng đang nhìn thẳng vào nhau, đang tìm lại sự đồng cảm. Tình nghĩa thủy chung của trăng đã khiến người lính phải xúc động: Có cái gì rưng rưng . Anh đang hối hận hay đang nhớ đến kỉ niệm xưa?
Trăng tràn đầy tình người, đáng tiếc thay, cái tình nghĩa ấy lại bị con người bỏ rơi Nhưng điều làm ta xúc động hơn là trăng không chỉ thủy chung mà trăng còn rất cao thượng, vị tha:
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.
Không nói một lời nào cả, trăng chỉ nghiêm trang mà khoan dung, tha thứ cho người bạn đã từng lạnh lùng với mình. Trăng không trách móc không oán giận, nhưng đôi khi sự im lặng lại chính là sự trừng phạt nặng nề nhất. Chính vì thế mà người lính cảm thấy: "đủ cho ta giật mình". Không một tòa án nào xét xử sự phản bội trong tình bạn, chỉ duy có tòa án lương tâm. Sự cao đẹp của trăng khiến người lính giật mình để nhìn lại chính mình, để nhận ra mình đã lãng quên một phần quan trọng của cuộc đời: quá khứ đẹp của đời mình và quá khứ đáng tự hào của dân tộc.
Con người ta không thể sống thiếu quá khứ đáng tự hào ấy. Con người ta không thể không biết đứng trên quá khứ để vươn tới tương lai. Đó mới thật là cách sống của một con người.
Bằng sự thủy chung, cao thượng của ánh trăng, Nguyễn Duy đã nói lên chính tình cảm của nhân dân trong thời kì kháng chiến. Những người dân mộc mạc, vật chất của họ tuy nghèo nàn tâm hồn họ lại giàu có nghĩa tình. Họ đã bao bọc chở che cho người lính suốt những năm dài gian khổ bằng cả một tình cảm đầy tình nghĩa thủy chung son sắt. Ánh trăng chính là biểu tượng đẹp đẽ về họ.
Nguyễn Duy là một nhà thơ có phong cách viết rất gần gũi với người dọc, nên lời thơ dù có triết lí vẫn giản dị mà không kém phần sâu xa. Bài thơ đã khép lại, nhưng vẫn khiến cho người đọc biết bao trăn trở, nghĩ suy về cách sống làm người. Có lẽ bởi vậy bài thơ Ánh trăng vẫn luôn trụ vững trong lòng người đọc, neo lại với thời gian.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
09/01/2019 16:46:12
* Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ:
- Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.
* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:
Học sinh có thể chọn một số tác phẩm tiêu biểu trong chương trình (các lớp 6,7,8,9) để qua đó chứng minh hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật…)…
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu p; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
(Lưu ý: học sinh cần chú ý đến tính toàn diện, tiêu biểu của dẫn chứng).
* Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.
1
0
Thanh Hằng Nguyễn
09/01/2019 16:46:45
Hiện thực cuộc sống vẫn luôn là nơi khơi nguồn cảm hứng, cung cấp đề tài và chất liệu sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ trong nhiều thời đại. Nhận xét về mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và hiện thực, Nguyễn Đình Thi đã viết : ”Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không chỉ ghi những gì đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh.” Quả thực, nếu đã từng đọc qua tác phẩm “Ánh trăng” của Nguyễn Duy hay “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải,độc giả đã không chỉ ấn tượng bởi những hình ảnh thơ gần gũi mà sâu sắc, gắn liền với hiện thực của cuộc sống sau chiến tranh; mà còn bởi vẻ đẹp trong tinh thần, trong tâm hồn của chính tác giả, được gởi gắm qua ngòi bút tinh tế, giàu cảm xúc của hai ông. Ẩn chứa trong một “vầng trăng tình nghĩa” hay “một mùa xuân nho nhỏ” ấy là lời nhắn nhủ nhẹ nhàng mà sâu sắc, láng đọng lại một lối sống cao đẹp, coi trọng nghĩa tình hay đẹp đẽ không kém là những khát khao, hi vọng được cống hiến cho cuộc đời chung; đã dần được bộc lộ, thể hiện trong dòng hồi tưởng của thi nhân. Có thể nói, cả hai tác phẩm chính là một minh chứng sáng giá, hàm súc nhất cho lời bình của Nguyễn Đình Thi, làm sáng tỏ hơn cho nhận định thông qua những hình ảnh thơ nhẹ nhàng mà sâu sắc.
Bằng nhiều cách khác nhau, hiện thực đã đi vào những trang văn học hay vô vàn các tác phẩm nghệ thuật khác qua chính con mắt của người nghệ sĩ, để rồi đến với người đọc cùng bao cảm xúc, suy tư. Để làm được điều ấy,các nhà văn, nhà thơ đã không chỉ xây dựng tác phẩm bằng những “vật liệu mượn ở thực tại”, hay đơn thuần là “ghi những cái gì đã có rồi”. Họ đã gửi gắm một lời nhắn nhủ, một bài học nhẹ nhàng mà ý nghĩa qua những hình ảnh thơ rất riêng, với những cảm xúc, rung động trong tâm hồn của mỗi thi nhân. Chính vì vậy, dù cùng hướng về hình ảnh của thiên nhiên qua hình tượng của vầng trăng và mùa xuân đất nước, song ngòi bút của Nguyễn Duy và Thanh Hải lại thể hiện những vẻ đẹp và bài học không hoàn toàn như nhau.
Ra đời vào năm 1978 và được in trong tập thơ cùng tên, “Ánh trăng” đã đánh dấu những chuyển biến trong suy nghĩ và tình cảm của người lính trong cuộc sống sau chiến tranh. Vốn là một nhà thơ mặc áo lính, Nguyễn Duy thường hướng đến và ca ngợi sức mạnh âm thầm, lặng lẽ, biết chịu đựng và hi sinh của con người Việt Nam trong công cuộc kháng chiến trường kỳ, khốc liệt. Hiện rõ qua những tác phẩm “Tre Việt Nam”, “Hơi ấm ổ rơm”, “Bầu trời vuông” hay “Em bé lạc mẹ”…là những nét đặc sắc riêng của nhà thơ, mang cái chân chất, chắc bền và sâu kín. Sau kháng chiến, thơ Nguyễn Duy đã dần ổn định một giọng điệu quen thuộc mà không nhàm chán, thể hiện những nỗi niềm trăn trở, băn khoăn trong cuộc sống mới, cùng với những tình cảm thiết tha, bình dị, gắn bó đối với quê hương, với quá khứ nghĩa tình. Bên cạnh “Đò Lèn”, “Ánh trăng” đã trở thành một bài thơ xuất sắc của ông cùng mang những dòng tâm tình sâu đậm ấy. Từ hình ảnh của một vầng trăng tri kỉ xuyên suốt trong tác phẩm, ta không chỉ cảm nhận được vẻ đẹp của một quá khứ nghĩa tình xen lẫn với thực tại, mà còn là cả một lối sống ân nghĩa thủy chung với quá khứ, như “một lời nhắn nhủ” của nhà thơ với bản thân, với bạn đọc.
“Hồi nhỏ sống với đồng…
Đủ cho ta giật mình”
Mở đầu tác phẩm, nhà thơ khơi gợi lại một quá khứ gắn bó thân thiết với thiên nhiên, với đất trời qua cuộc sống gần gũi “với đồng”, “với sông rồi với bể”. Từ những tháng ngày thơ ấu được rong chơi, vui đùa trên bờ sông, cánh đồng, cho đến “hồi chiến tranh” trên rừng, hình ảnh của một vầng trăng sáng vẫn luôn xuất hiện bên con người, trong cuộc sống bình dị, nhẹ nhàng khi xưa; để rồi trở thành một tri kỉ với bao tình cảm sâu đậm. Nếu ta đã từng bắt gặp một vầng trăng lặng lẽ, nhẹ nhàng “nhòm khe cửa” trong “Vọng nguyệt”, “vào cửa sổ đòi thơ” trong “Tin thắng trận” (Hồ Chí Minh), hay ánh trăng huyền ảo của Lý Bạch trong tác phẩm “Tĩnh Dạ Tứ”; thì giờ đây, bạn đọc lại nhận thấy một nét đáng yêu, hồn nhiên riêng với những hình ảnh thơ chân thực mà giàu ý nghĩa của Nguyễn Duy. Bởi lẽ, ngòi bút của ông không chỉ hướng về vầng trang của hiện thực, mà sâu đậm hơn, đó còn là vầng trăng của tình nghĩa, của tri kỉ ngày nào. Từ nét trong sáng, đầy đặn và vẹn toàn vốn có của trăng, nhà thơ đã gợi nên biết bao vẻ đẹp khác khi đưa trăng lại gần với thiên nhiên, với con người. Không còn là bóng dáng đơn độc, lẻ loi, cách xa con người trong “Thu dạ” :”Trên trời trăng lướt giữa làn mây”; trăng của Nguyễn Duy còn là một người bạn thủa ấu thơ từ những ngày “hồi nhỏ sống với đồng”, một người đồng đội khi “chiến tranh ở rừng”, và trên hết, đó là vầng trăng của tri kỉ, của tình nghĩa năm xưa !
“…vầng trăng thành tri kỉ…
cái vầng trăng tình nghĩa”
Khác với Nguyễn Duy, bức tranh thiên nhiên của Thanh Hải lại hướng đến cảnh vật ngày xuân, với những vẻ đẹp của tâm hồn con người cùng những rung động, xúc cảm có phần riêng tư, tâm tình hơn. Với tình yêu thiên nhiên, quê hương sâu sắc, Thanh Hải thường viết và ca ngợi miền đất Huế cùng những vẻ đẹp của thiên nhiên, của tâm hồn con người qua những hình tượng thơ nhẹ nhàng mà giàu ý nghĩa. Sau tác phẩm “Huế mùa xuân”(1970-1972) và “Mưa xuân đất này” (1982), bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là áng thơ cuối của ông dành cho chùm thơ viết về mùa xuân. Tác phẩm ra đời vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, đối diện với ngưỡng cửa của sự sống và cái chết. Không lâu sau, Thanh Hải ra đi, “Mùa xuân nho nhỏ” trở thành món quà cuối cùng của ông dành tặng cho đời, cho nền thơ ca Việt Nam; chứa đựng biết bao cảm xúc thiết tha, xao xuyến. Bên cạnh vẻ đẹp của mùa xuân đất trời, của quê hương, đất nước; bài thơ còn ẩn chứa những ước nguyện, mong muốn và khát khao được cống hiến của nhà thơ trước lúc đi xa, láng động với biết bao vẻ đẹp sâu sắc trong một tâm hồn giàu niềm tin yêu cuộc sống.
“Mọc giữa dòng dòng sông xanh…
Nhịp phách tiền đất Huế”
Ngay từ những dòng thơ đầu, Thanh Hải đã khắc họa nên những tín hiệu mùa xuân với hình ảnh của miền đất Huế thân thương, gần gũi. Không chỉ là “Sắc mai vàng ngỡ là sắc nắng/Áo trắng bay ngỡ là cánh én” trong “Huế mùa xuân”, giờ đây, hiện lên trong mùa xuân của Thanh Hải còn là con sông Hương xanh xanh, tô điểm bởi bông hoa lục bình “tím biếc” tràn đầy sức sống mãnh liệt, hòa với âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện “hót vang trời” ! Bằng những cảm nhận sâu sắc và tinh tế đối với hình ảnh đầy thơ mộng, đẹp đẽ ấy, nhà thơ đã bộc lộ mọi cảm xúc, rung động cùng niềm hân hoan trong lòng chỉ với những từ ngữ “ơi”, “chi” giàu âm điệu, giàu tính khẩu ngữ; bên cạnh một sự trân quý, nâng niu những món quà mà thiên nhiên ban tặng. Đối với ông, dù chỉ cảm nhận mùa xuân quê hương trong mạch hồi tưởng của chính mình, song mọi yêu mến, gắn bó với đất nước đã được thể hiện thật chân thành và tha thiết. Trải qua gần năm mươi mùa xuân trong cuộc đời, phải chăng, những áng thơ của Thanh Hải chỉ mang những vẻ đẹp của thiên nhiên, của đất trời xứ Huế ?...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k