LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích, cảm nhận khổ thơ 3 và khổ thơ 4 bài Ông Đồ

Bài 1: Tập phân tích, cảm nhận khổ thơ 3 và khổ thơ 4 bài Ông Đồ.
Bài 2: Qua bài thơ Ông Đồ, bằng 1 đoạn văn hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc giứ gìn bản sắc dân tộc trong thời đại ngày nay.
Các bạn giúp mik nhé. Mik đag cần gấp!
Thks trc@@
8 trả lời
Hỏi chi tiết
3.588
5
0
Thanh Hằng Nguyễn
15/01/2019 21:27:58
Trước kia trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối tết. Chính vì vậy mà những ông đồ già trên vỉa hè phố xá rất đông khách thuê viết chữ và hình ảnh ông đồ đội khăn xếp mặc áo the đã khắc ghi sâu vào tâm trí của hàng triệu người dân Việt Nam trong đó có nhà thơ Vũ Đình Liên. Để rồi tác giả viết lên bài thơ 'ông đồ' với 1 niềm thương cảm sâu sắc cho thân phận ông đồ, cho 1 lớp người tàn tạ và sự nuối tiếc 1 truyền thống đẹp đẽ của dân tộc.
Mở đầu bài thơ hình ảnh ông đồ già đã xuất hiện trong dòng suy tưởng, hoài niệm của tác giả:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Cấu trúc mỗi.. lại cho ta thấy ông đồ chính là 1 hình ảnh vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam vào mỗi dịp tết đến xuân về. Cùng với màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tàu và sự đông vui , náo nhiệt của ngày tết thì hình ảnh ông đồ đã trở nên không thể thiếu được trong bức tranh mùa xuân. Lời thơ từ tốn mà chứa bao yêu thương. Dẫu chỉ chiếm 1 góc nhỏ trên lề phố nhưng trong bức tranh thơ thì ông đồ lại chính là trung tâm, ông đã hòa hết mình vào cái không khí nhộn nhịp của ngày tết với những tài năng mình có:
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Từ bao nhiêu cho người đọc thấy được ông đồ được mọi người rất yêu mến. Sự có mặt của ông đã thu hút sự chú ý của mọi người, ông chính là trung tâm của sự kính nể và ngưỡng mộ. Hạnh phúc đối với ông không chỉ là có nhiều người thuê viết mà còn được tấm tắc ngợi khen tài – Bởi ông có tài viết chữ rất đẹp. Ba phụ âm 't' cùng xuất hiện trong 1 câu như 1 tràng pháo tay giòn giã để ca ngợi cái tài năng của ông. Giữa vòng người đón đợi ấy ông hiện lên như 1 người nghệ sĩ đang say mê, sáng tạo, trổ hết tài năng tâm huyết của mình để rồi ông được người đời rất ngưỡng mộ.Với sự ngưỡng mộ đó thì Vũ Đình Liên còn thể hiện 1 lòng tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc là chơi câu đối chữ. Nhưng liệu có bao nhiêu người thuê viết hiểu được ý nghĩ sâu xa của từng câu, từng chữ để mà chia sẻ cái niềm vui, niềm hạnh phúc với người viết ra những câu chữ ấy?. Ở khổ thơ thứ 3 vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ, nhưng mọi thứ đã khác xưa. Không còn đâu bao nhiêu người thuê viết- Tấm tắc ngợi khen tài mà thay vào đó là cảnh tượng vắng vẻ đến thê lương. Với cảm xúc buồn thương thấp thoáng ở 2 câu thơ trên, giờ đây cái cảm xúc đó được thể hiện trong câu hỏi đầy băn khoăn day dứt:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Cũng là mỗi năm nhưng lại đứng sau từ nhưng- con chữ thường làm đảo lộn trật tự quen thuộc. Số người còn chút mến yêu và kính trọng chữ nho giờ cũng mỗi năm mỗi vắng, khách quen cũng tan tác mỗi người một ngả. Để rồi 1 chút hy vọng nhỏ nhoi của ông đồ là góp chút vui cùng mọi người vào mỗi dịp tết đến xuân về cũng dần tan biến và cuộc sống mưu sinh của ông đồ già cũng ngày càng khó khăn. Bằng câu hỏi tu từ hết sức độc đáo, Vũ Đình Liên đã thể hiện 1 nỗi nuối tiếc của 1 thời kì vàng son để rồi đọng lại thành nỗi sầu, nỗi tủi thấm sang cả những vật vô tri vô giác:
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
doan man
15/01/2019 21:35:53
bài 1. Bức tranh thứ hai (III, IV, V): màu đỏ phai mờ, mực đọng như giọt lệ, thay vào giấy đỏ là lá vàng rơi; và như sương mờ bao phủ, bâng khuâng và mờ mịt, là câu thơ Ngoài giời mưa bụi bay, và một câu hỏi xót thương thấm vào không gian vô cùng và thời gian vô tận, đến nay (và chắc là mãi mãi) còn vang dội trong lòng người. Nhịp thơ ba đoạn cuối này là nhịp ngập ngừng, tái tê. Luôn luôn nó dừng lại, luôn luôn nó điệp trùng, day dứt, những câu thơ như quẩn quanh, ngơ ngẩn.
Thứ nhất, nó điệp trùng ở cấu trúc các đoạn thơ. Mỗi đoạn thơ bốn câu, bao gồm hai câu đầu nói đến ông đồ (gián tiếp hay trực tiếp), và hai câu sau, tình cảm của nhà thơ (hay cái nhìn của ông đồ? Giấy đỏ... mực đọng... lá vàng... mưa bụi). Nếu ta ghép lại thành hai bài thơ riêng, bài 1 gồm các câu thơ 9, 10 - 13, 14 - 17, 18 và bài 2 gồm các câu thơ 11, 12 - 15, 16 — 19, 20, ta sẽ có một hình ảnh toàn vẹn về ông đồ, mờ dần rồi biến hẳn (Nhưng mỗi năm mỗi vắng - Người thuê viết nay đâu? / Ông đồ vẫn ngồi đấy - Qua đường không ai hay,/ Năm nay đào lại nở - Không thấy ông đồ xưa), và ta sẽ có một bài thơ về biến diễn tình cảm của nhà thơ (Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiên sầu, / Lá vàng rơi trẽn giấy, Ngoài giời mưa bụi bay,/ Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?). Bóng dáng ông đồ chìm dần và tình cảm của nhà thơ tăng dần về nỗi cô đơn. Đó là những xung đột giữa các nhịp mạnh và các nhịp nhẹ, tạo nên sức sống động của bài thơ.
Thứ hai, trùng điệp của nhịp thơ (2+3) trong sáu câu tả tình:
Giấy đỏ / buồn không thắm
Lá vàng/ rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay v.v...
Những trùng điệp diễn đạt nỗi luyến tiếc buồn thương mênh mông, nỗi buồn tan vào không gian mờ mịt (mưa bụi ngoài giời, hồn ở đâu), vào thời gian thăm thẳm (muôn năm cũ).
Thứ ba, trùng điệp đối xứng từng cặp sóng đôi, tha thiết, không thôi: cùng những câu thơ trên còn gây nên điệu nhạc một khúc ngâm, một bi ca cổ điển:
Giấy đỏ buồn không thắm - Mực đọng trong nghiền sầu.
Lá vàng rơi trên giấy - Ngoài giời mưu bụi bay.
Tất cả trùng điệp trên tạo cho ông đồ chất thơ tuyệt đối, tính nhạc thuần túy, thơ là trùng điệp.
Một số nhà bình luận nói đến “chủ đề hoài cổ” của thơ Vũ Đình Liên, có lẽ chưa đủ, và có lẽ ông đồ còn là một triết lí về thời gian.
Thời gian khách quan: Mỗi năm hoa đào nở và năm nay đào lại nở: hoa đào, biểu tượng của thời gian vần vũ, đi rồi trở về, mãi mãi, vô tình, vui tươi và nghiệt ngã.
Thời gian con người, thời gian văn hóa: ông đồ bày mực tàu giấy dỏ và không thấy ông đồ xưa. Ông đồ đến và ông đồ biến đi vĩnh viễn, nay chỉ còn là nỗi nhớ (ông đồ xưa) buồn man mác.
2
1
doan man
15/01/2019 21:37:45
bài 2. Nhiều người trong chúng ta chắc đã có lần đọc bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liênvà khi đó, hẳn chúng ta đều dễ dàng chia sẻ với tác giả cảm giác xót xa, mất mát. Không khỏi ngậm ngùi trước tình cảnh “chợ chiều xế bóng” của ông đồ già, nhưng mặt khác, cũng phải thừa nhận một sự thật tất yếu là ông đồ già, cùng mặt hàng “mực tàu, giấy đỏ” của ông đã lỗi thời, không còn phù hợp với nhu cầu cuộc sống nữa, do đó đương nhiên sẽ bị đào thải.
Mặc dù nhận thức như vậy nhưng khi đọc “Ông đồ”, chúng ta vẫn không thể không động lòng trắc ẩn trước tình cảnh của một lớp người, một ngành nghề đã bị bỏ rơi, bị mai một trước sự thay đổi của thời đại. Trong bài thơ, dù rất ngắn ngủi, tác giả đã tái hiện một cách sinh động toàn bộ “vòng đời sản phẩm” của nghề viết chữ thuê ngày Tết của ông đồ.
Trong hai khổ thơ đầu, tác giả vẽ nên “giai đoạn phát triển” trong công cuộc kinh doanh của ông đồ:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Trên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Trong chuyên môn của mình, ông đồ là người có tay nghề cao, được tín nhiệm và cũng có chú ý tiếp thị cho “mặt hàng” của mình. Chúng ta đều biết thư pháp chữ Nho đòi hỏi trình độ nghệ thuật cao, muốn viết chữ đẹp phải trải qua một quá trình luyện tập lâu dài và phải có “hoa tay”. Thậm chí, ngày xưa còn có tục “xin chữ” của những nhà Nho tên tuổi về treo trong nhà để lấy khước, mà cụ Nguyễn Khuyến là một ví dụ.
Tại Trung Quốc, những bức thư hoạ của những nhà thư pháp nổi tiếng thời xưa còn được lưu giữ đến tận bây giờ và được bán với giá rất cao. Ở Việt Nam, khi chữ Nho còn thịnh hàng năm vào ngày Tết, dân gian có lệ đi mua những bản viết chữ Nho trên giấy đỏ về treo trong nhà như một vật trang trí. Ông đồ trong bài thơ này là người kinh doanh nghề đó.
Ông có tay nghề cao, có “hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay”, lại biết chọn chỗ “đông người qua” lại để “chào hàng” của mình. Và công cuộc kinh doanh của ông tỏ ra khá phát đạt. Tuy nhiên giai đoạn hưng thịnh này rồi cũng qua. Khi thực dân Pháp sang đô hộ Việt Nam, văn hoá phương Tây tràn vào nước ta. Chữ Nho dần dần mất chỗ đứng trong xã hội, nhất là từ khi dưới áp lực của người Pháp, Triều đình nhà Nguyễn chính thức bãi bỏ các kỳ thi chữ Hán hàng năm.
Các nhà Nho lúc ấy đều rơi vào cảnh “chợ chiều xế bóng”, một số nhạy bén hơn thì phải “vứt bút lông đi, giắt bút chì” (Tú Xương), số còn lại đều thất nghiệp và dần bị quên lãng. Ông đồ của chúng ta cũng nằm trong số này. Vì không chịu thay đổi “mẫu mã hàng hoá” cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu mới nên việc kinh doanh của ông đồ nhanh chóng chuyển từ giai đoạn “bão hoà” sang “suy thoái”:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài đường mưa bụi bay.
Qua hai khổ thơ này, dù không một lời miêu tả cụ thể về ông đồ, ngòi bút tài hoa của tác giả cũng cho chúng ta thấy tình cảnh đáng buồn của ông khi chữ Nho ngày càng yếu thế, “mặt hàng” tiêu thụ kém khiến “khách hàng” thưa thớt, “mỗi năm mỗi vắng người thuê viết”. Vì thế, đến “giấy đỏ” cũng “buồn không thắm” nổi, “mực tàu” vì không dùng đến nên cũng “đọng trong nghiên sầu”.
Bản thân “người sản xuất” là ông đồ thì tuy vẫn phải ngồi đấy nhưng “qua đường không ai hay” , khung cảnh trời mùa Đông cận Tết với “lá vàng”, “mưa bụi” như cũng chia buồn với ông. Cuối cùng, cũng như tất cả các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ khác, việc kinh doanh của ông đồ cũng dần đi đến chỗ phá sản và ông phải từ giã thương trường. Với tấm lòng đồng cảm của nhà thơ, cảnh này đã được mô tả thấm đượm tình người:
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Đọc hai câu đầu, ta không khỏi liên tưởng tới hai câu Kiều nổi tiếng của Nguyễn Du, lấy ý từ bài thơ (1) của Thôi Hộ đời Đường:
Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.
Hai câu thơ này đặc biệt thành công khi dùng thủ pháp so sánh giữa cảnh và người để nêu bật lên sự thay đổi của con người. Cảnh vật là “hoa đào” thì vẫn còn đó, vẫn nở đón xuân như mọi năm nhưng “ông đồ xưa” thì không thấy nữa. Chắc cũng như những nhà Nho thất thế khác, ông đồ đã lui về quê, dựa vào con cháu để sống nốt những ngày tàn của đời mình trong sự tiếc nuối “thời oanh liệt nay còn đâu?”.
Bên cạnh nỗi đau mất nghề, cùng với cả dân tộc, ông còn mang nặng nỗi đau mất nước, khi cùng với sự tràn ngập của chữ quốc ngữ, thực dân Pháp ngang nhiên thống trị trên đất nước ta trước sự bất lực của vua quan triều Nguyễn. Cũng vì cùng tâm sự đó, tác giả đã kết thúc bài thơ bằng hai câu tuyệt tác:
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?
Ở đây, tác giả không chỉ muốn nói lên sự xót xa cho thân phận của một ông đồ, một ngành nghề mà như muốn nói lên nỗi đau trước sự mất mát của một lớp người tinh hoa cũ, cùng với họ là cả “quốc hồn, quốc tuý” của cả dân tộc trước sự xâm lăng của văn hoá ngoại lai.
*
“Bình cũ, rượu mới”, sau hơn nửa thế kỷ đọc lại bài thơ này, ta thấy vấn đề nhà thơ đặt ra ngày ấy vẫn giữ nguyên giá trị thời sự của nó. Ngày nay, dù không còn bị ngoại bang thống trị nhưng việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm.
Công bằng mà nói, công cuộc đổi mới đã đem lại một sự khởi sắc rõ rệt cho nền kinh tế Việt Nam, nhưng bên cạnh đó, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ, đặc biệt là về văn hoá. Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Nguy cơ này đang lan tràn khắp mọi nơi, trong mọi tầng lớp nhân dân.
Hiện tượng sùng bái hàng ngoại, sùng bái tư tưởng ngoại quốc đã xuất hiện ở nhiều nơi, gây nên những xáo trộn nghiêm trọng trong đời sống nhân dân. Thực tế đã chứng tỏ, nếu chỉ chạy theo lợi ích kinh tế trước mắt mà bỏ qua yếu tố văn hoá, nhất là văn hoá dân tộc sẽ dẫn đến hậu quả khó lường như băng hoại các giá trị tinh thần, phá huỷ các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc... dẫn đến sự bất ổn sâu sắc trong xã hội.
Văn hoá là sự vận động không ngừng để loại bỏ cái cũ, cái lỗi thời, xây dựng những nét văn hoá mới, phù hợp với thời đại. Vì vậy, “bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái tiến bộ trong văn hoá các dân tộc khác đồng thời chống lạc hậu, lỗi thời trong phong tục tập quán cũ” (2). Đây chính là mong mỏi của đông đảo người Việt Nam để bảo vệ và duy trì truyền thống của cha ông!
Nhìn rộng ra, điều này cũng đúng trong lĩnh vực kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, hàng ngày, hàng giờ chúng ta phải chứng kiến những mặt hàng, những doanh nghiệp “một thời vang bóng” của Việt Nam đang dần đi vào suy thoái rồi phá sản, đẩy hàng ngàn con người vào cảnh thất nghiệp, trong khi hàng ngoại tràn ngập trên thị trường. Những cảnh tượng này chắc cũng gây nên nhiều nỗi xót xa không kém gì tình cảnh của ông đồ thời xưa.
Trước tình cảnh đó, chúng ta không khỏi đặt ra câu hỏi: ”Phải chăng không có cách nào để tránh khỏi tình trạng này?” Cũng giống như trong vấn đề bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, câu trả lời là: trong thương trường cũng như trong văn hoá và như trong nhiều lĩnh vực khác, việc biết phát huy thế mạnh sẵn có, kết hợp với việc học hỏi những kiến thức mới luôn là chìa khóa để dẫn đến thành công.
Thực tế, trong thời gian qua nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã nhanh nhậy cải tiến mẫu mã, tìm ra mặt hàng mới để kinh doanh nên đã vượt qua các khó khăn ban đầu khi chuyển sang kinh tế thị trường, củng cố được vị trí của mình và ngày càng phát triển hơn như Trung Nguyên, FPT...
Có lẽ trong tất cả các ngành khoa học xã hội, kinh tế là ngành đòi hỏi sự năng động nhất. Để xây dựng được lòng tin với khách hàng, giữ vững uy tín của doanh nghiệp và của sản phẩm, nhà kinh doanh cần có kiến thức cơ bản vững vàng và luôn học hỏi để cập nhật với những thông tin mới nhất của thời đại.
Có như vậy chúng ta mới tránh khỏi nguy cơ trở thành những “Ông đồ” mới và xây dựng cho mình một hành trang vững vàng trên bước đường tham gia ào quá trình Toàn cầu hóa, quốc tế hoá của thế kỷ XXI.
2
0
Phạm Thu Thuỷ
15/01/2019 21:40:07
1.
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vần ngồi đó
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay"...
(ông đồ - Vũ Đình Liên)
Bài làm
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
2
0
Phạm Thu Thuỷ
15/01/2019 21:41:19
2.
Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mỹ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hy sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.
2
1
Nani? '-'
15/01/2019 21:57:35
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
Ông đồ vần ngồi đó
Qua đường không ai hay,
Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay"...
(ông đồ - Vũ Đình Liên)
Bài làm
Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.
Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?"
Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:
"Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu"...
"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!
Những mùa hoa đào nối tiếp đi qua... Giữa một không gian rét mướt, chỉ còn thấy hình bóng một ông đồ già trơ trọi đáng thương:
"Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay".
Ba chữ "vẫn ngồi đây" gợi tả một hình nhân bất động, vô cảm và vô hồn. Bị lãng quên trong lòng người và trong dòng đời, còn ai đoái hoài ồng đồ nữa: "Qua đường không ai hay"! Dư vị của vần thơ là cả một nỗi buồn cay đắng, chua xót!
Bài thơ "Chợ Đồng" của Tam nguyên Yên Đổ đã ghi lại bao cảnh buồn thê lương của phiên chợ Tết nơi làng quê trong những năm đầu của thế kỉ trước. Người đi chợ về lầm lũi, tầm tã trong một không gian "Dở trời mưa bụi còn hơi rét", chỉ nghe một nỗi buồn cơ cực "xáo xác" mà thôi:
"Hàng quán người về nghe xáo xác,
Nợ nần năm hết hỏi lung tung".'
Ta lại bắt gặp làn mưa bụi trong bài thơ "ông đồ". Một thân phận hiện hữu đáng buồn và đáng thương, xót xa và sầu tủi:
"Lá vàng rơi trên giấy;
Ngoài trời mưa bụi bay...
Giấy đỏ bị phủ đầy lá vàng sao mà chẳng "buồn không thắm"? Màu vàng tàn tạ của lá rụng, làn mưa bụi tiết đại hàn cuối đông, như phủ mờ đất trời, làm xót xa, tê tái lòng người. "Lá vàng", "mưa bụi bay" là hai hình ảnh tượng trưng cho một sự lụi tàn để lại nhiều thương cảm. Hình bóng ông đồ già bất động như một pho tượng cổ cứ mờ dần, nhạt nhòa dần trên nền "vàng" của lá rụng, trong màu trắng đục, trắng mờ của làn "mưa bụi bay" buổi đông tàn.
Thơ hay bao giờ cũng để lại, đọng lại một cái gì đó trong lòng người. Nỗi cảm thương xót xa là cái tình, là chất nhân văn của đoạn thơ này đã đọng lại trong hồn ta. Hình tượng thơ mang ý nghĩa tượng trưng mà sâu sắc, gợi cảm. Thương ông đồ già, thương một lớp người tài hoa, ta lại tiếc thương nền văn hóa Nho học truyền thống của quê hương đã lụi tàn. Cái nghiên sầu của ông đồ già cứ ám ảnh hoài, ám ảnh mãi.
Ông đồ già "Những người muôn năm cũ - Hồn ở đâu bây giờ?
2
1
Quỳnh Anh Đỗ
16/01/2019 11:08:46
Đề 1:
Theo thời gian, theo quy luật biến thiên, xã hội tiến theo hướng văn minh, hiện đại, ông đồ dần trở thành “di tích tiều tụy, đáng thương của một thời tàn”:
Bắt đầu từ sự đối chiều còn – mất. Tất cả vẫn còn đấy, vẫn không gian ấy, vẫn xuân về tết đến với hoa đào nở, vẫn là ông đồ với mực tàu, giấy đỏ nhưng tất cả đã khác xưa, đã có sự đổi thay:
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Câu thơ “Nhưng mỗi năm mỗi vắng – Người thuê viết nay đâu?”là một câu hỏi buồn, vang lên như một tiếng kêu thảng thốt, xót xa. Thời gian điểm ngược, người thuê viết trước đây bây giờ trở thành kẻ qua đường, ông đồ rơi vào tình cảnh ế hàng, mất khách như người nghệ sĩ đã hết thời, không còn được công chúng hân hoan chào đón...
Nỗi buồn tủi của ông lan sang những vật vô tri. Ngòi bút Vũ Đình Liên đã diễn tả sâu sắc, cảm động tâm trạng của ông đồ bằng nghệ thuật nhân hóa. Giấy đỏ không được đụng đến, không được viết lên, nằm phơi ra trở nên bẽ bàng, vô duyên, phai nhạt đi, không “thắm” lên được thành giấy đỏ buồn. Mực trong nghiên lâu không được mài, không được chấm, kết đọng lại như giọt lệ chứa đựng bao sầu tủi nên nghiên trở thành nghiên sầu.
Nỗi buồn tủi của ông đồ đã lan sang cả giấy mực, bút nghiên. Việc thổi buồn sầu vào giấy mực, nhà thơ đã mặc nhiên can thiệp vào số phận của ông đồ, thể hiện niềm xót thương vô hạn trước cái chết từ từ, không gì cứu vãn được của một lớp người, một kiếp người, của một nền văn hóa.
Nhưng không dừng lại ở đó, ,cuộc đời ngày một thêm đáng buồn. Cuối cùng rồi cũng đến lúc:
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
Ở đây có sự đối lập giữa cái không thay đổi và cái đã thay đổi. Ông đồ vẫn xuất hiện, kiên trì, cố gắng bám trụ lấy cuộc sống và vẫn muốn có mặt với cuộc đời nhưng cuộc đời thì đã quên hẳn ông, người ta lạnh lùng gạt ông ra khỏi cuộc sống hiện đại – một sự lãng quên tuyệt đối. Ông đồ trở nên lạc lõng, lẻ loi giữa phố đông, lòng ông trống vắng, sụp đổ; đất trời cũng lạnh lẽo, thê lương. Hai dòng thơ cuối của khổ thơ là một hình ảnh ẩn dụ, ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, tết nhưng không có hoa đào mà lại có lá vàng, mưa bụi; nó phủ lên mặt giấy, lên vai người, cảnh đó thật mờ mịt, lạnh, buồn, vắng, u ám, tàn tạ làm tê tái lòng người. Tất cả dường như tạo nên một chiếc khăn tang phủ lên chiếc quan tài từ từ đưa ông đồ về miền quên lãng, ngay khi ông còn sống.
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
16/01/2019 11:12:37
Đề 2:
Thời đại ngày nay, đất nước đang trên con đường hội nhập và phát triển, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cho mọi người dân Việt đang là một vấn đề mang tính cấp thiết. Bởi trong những năm qua, nền kinh tế hội nhập đã làm cho nước ta có những bước phát triển vượt bậc cả về kinh tế, văn hóa, xã hội…tới đời sống của người dân, song cũng đem lại không ít thách thức cho nhiều lĩnh vực, đặc biệt là văn hóa. Nó đang trực tiếp tác động đến đời sống tinh thần của nhiều người. Trong đó, có bộ phận giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học sinh phổ thông. Do vậy, công tác giáo dục việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cho các em học sinh là một nội dung quan trọng trong công tác giáo dục ở các trường phổ thông hiện nay. Đất nước ta hiện nay đang trên đà phát triển theo xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng. Cùng với việc tiếp thu những tinh hoa nhân loại, thì việc ảnh hưởng, tác động của văn hóa tới đời sống tinh thần của dân nhân là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh mặt tích cực của sự giao thoa giữa các nền văn hóa, thì kéo theo đó là những nguy cơ về sự mai một, nhạt nhòa các giá trị truyền thống dân tộc ta ở một phận giới trẻ, đặc biệt là học sinh phổ thông hiện nay. Thế hệ trẻ ngày nay đã trở nên nhanh nhạy hơn, năng động hơn, hiện đại hơn. Đó là dấu hiệu đáng mừng, bởi nó chứng minh rằng: tuổi trẻ Việt Nam luôn nắm bắt và theo kịp những yêu cầu của thời đại. Thế nhưng, hãy quan sát kĩ một chút, chúng ta sẽ thấy trong cái năng động, hiện đại đó còn có rất nhiều điều đáng suy ngẫm. Đầu tiên là từ những cái dễ thấy nhất như đi đứng, nói năng, ăn mặc, phục trang. Xu hướng chung của giới trẻ là bắt chước, học theo phim nước ngoài, theo các diễn viên, ca sĩ nổi tiếng như các nước Hàn Quốc, Nhật Bản. Những mái tóc nhuộm nhiều màu, những bộ quần áo cộc cỡn, rách vài chỗ, những cử chỉ đầy kiểu cách, những ánh mắt nhìn khó ưa, những câu nói lẫn lộn Anh – Việt, … đó là biểu hiện của một thứ văn hóa đua đòi phù phiếm ở một số bạn trẻ hiện nay.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư