Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

"Tôi qua A Sao vào cuối mùa xuân. Miền Tây xa xôi đang trải qua những tháng ngày tương đối yên tĩnh sau khi căn cứ địch bị quét khỏi thung lũng. Trong lúc A Pách lúi húi nhóm bếp để làm thêm thức ăn, tôi ngồi tựa nửa người trên võng, hai tay vòng dưới gáy, yên lặng ngắm vẻ đẹp của rừng từng trải rộng chung quanh. Rừng thoáng, nhẹ nhõm, mặt đất sạch quang như có người quét tước, những đám rêu xanh lục trải rộng mịn như nhung, trên đó hơi ẩm kết những hạt cườm tấm mưa bụi mát rượi. Không có gió ...

"Tôi qua A Sao vào cuối mùa xuân. Miền Tây xa xôi đang trải qua những tháng ngày tương đối yên tĩnh sau khi căn cứ địch bị quét khỏi thung lũng. Trong lúc A Pách lúi húi nhóm bếp để làm thêm thức ăn, tôi ngồi tựa nửa người trên võng, hai tay vòng dưới gáy, yên lặng ngắm vẻ đẹp của rừng từng trải rộng chung quanh. Rừng thoáng, nhẹ nhõm, mặt đất sạch quang như có người quét tước, những đám rêu xanh lục trải rộng mịn như nhung, trên đó hơi ẩm kết những hạt cườm tấm mưa bụi mát rượi. Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao. Tâm hồn tôi tự buông thả trong một trạng thái nghỉ ngơi hoàn toàn. Tôi nhắm mắt để nhìn thấy tỏa ra cái vừng sáng dịu dàng của giấc mơ nhẹ, nghe trong tiếng hát kia của loại tùng bách một điều gì đấy thật xa xôi, như là thuộc về muôn đời. Con chim gõ kiến ấn sĩ vẫn gõ đều nhịp thời gian, tiếng trầm và đục, trên một cây tùng nào đó."

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đời rừng trong Ai đã đặt tên cho dòng sông, NXB Kim Đồng, 1999, tr. 30-31).

a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

b. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
20
0
0
Nguyễn Thu Hiền
10/09 08:29:19

a. Trong đoạn văn bản trên, tác giả đã kết hợp những phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

b. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Không có gió nhưng rừng tùng vẫn reo mơ hồ, như mạch suối ngầm mùa xuân, như điệu nhạc khèn bát ngát của sơn nhân vắng lại từ núi cao.”

+ Nhân hóa "rừng vẫn reo" nhằm khiến cho câu văn trở nên sinh động hơn, làm cho khu rừng có hồn như một cơ thể sống.

    + So sánh: âm thanh của rừng tùng như mạch suối ngầm..., như điệu nhạc khèn ... giúp câu văn trở nên đầy sức sống và vang vẳng âm thanh của thiên nhiên của đất trời, tăng sức gợi hình gợi cảm cho đoạn văn cũng như thể hiện tâm hồn tinh tế của tác giả,

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×