Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bởi vì ông Giang Văn Minh (1573 – 1638), một đại thần nhà Lê đã chỉ bằng mưu trí thông minh mà buộc vua Minh phải bỏ thói hống hách của nước lớn để "hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ". Rồi cũng vua Minh mắc mưu của sứ thần triều Lê mà ra tuyên bố rằng : "Từ nay trở đi, nước ngươi không phải giỗ Liễu Thăng nữa". Để từ đó, nước ta mới thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một lượng vàng để đền mạng Liễu Thăng (một tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng, nay thuộc tỉnh Lạng Sơn, phía Bắc nước ta).
Ông Giang Văn Minh khi yết kiến vua Minh và đối diện với đại thần của phong kiến Trung Quốc, ông đã tỏ ra cứng cỏi, đối đáp bạo dạn, đầy tự tin bằng cả khí phách anh dũng, bằng sự hiểu biết sâu sắc, lòng tự hào về lịch sử chống ngoại xâm quật cường của Tổ quốc Việt Nam. Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, ông Giang Văn Minh đã đập lại thái độ ngạo mạn của nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại phong kiến phương Bắc trên sống Bạch Đằng của nước Việt anh hùng. Ông đã "xứng đáng là anh hùng thiên cổ". Một con người vừa mưu trí, vừa dũng cảm như ông thì dù có chết đi rồi cũng vẫn như còn sống mãi.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |