Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện dưới đây hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện (tr.17 SGK Ngữ văn 7 tập 2), em rút ra được bài học gì về cách nói năng?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Nguyên nhân của sự hiểu lầm: người khách và cậu bé không chung đối tượng đề cập, người khách hỏi về bố còn cậu bé lại trả lời về tờ giấy mà bố để lại.
+ Cậu bé dùng những câu thiếu chủ ngữ để trả lời người khách: "Mất rồi.", "Thưa... tối hôm qua.", "Cháy ạ."
+ Từ chỗ hiểu nhầm chủ ngữ trong các câu nói của cậu bé là người bố của cậu, người khách cũng dùng những câu thiếu chủ ngữ để hỏi: "Mất bao giờ?", "Sao mà mất nhanh thế?", khiến sự hiểu lầm cứ tiếp diễn.
- Để tránh hiểu lầm như trong trường hợp trên, khi nói năng chúng ta phải tránh dùng những câu rút gọn trong những trường hợp ý nghĩa của ngữ cảnh không rõ ràng, gây hiểu lầm cho người nghe.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |