LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên Tây Bắc trong thi phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, qua hai đoạn thơ dưới đây:Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơiVà:Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộcTrôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Phân tích vẻ đẹp hình tượng thiên nhiên Tây Bắc trong thi phẩm Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng, qua hai đoạn thơ dưới đây:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Và:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

1 trả lời
Hỏi chi tiết
13
0
0
Nguyễn Thị Sen
10/09 17:06:37

Ÿ Yêu cầu chung:

Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục rõ ràng, đầy đủ; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng phân tích, cảm thụ.

Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Ÿ Yêu cầu cụ thể:

ĐỌC HIỂU YÊU CẦU ĐỀ

Đối tượng chính, trọng tâm kiến thức: Tây Tiến

- Dạng bài: Cảm nhận, bàn luận

- Yêu cầu: Học sinh làm sáng rõ về bút pháp thi trung hữu hoạ, phân tích, cảm nhận nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ để làm bật lên nét thi trung hữu hoạ. Xét về bản chất, đề ngắn nhưng lại yêu cầu khá nhiều cả về kỹ năng và kiến thức của người viết.

TIẾN TRÌNH BÀI LÀM

KIẾN THỨC

HỆ THỐNG Ý

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

ĐIỂM

CHUNG

Khái quát vài nét về tác giả - tác phẩm

- Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một trong những thế hệ nhà thơ được tôi luyện và trưởng thành trong bom lửa thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông tên thật là Bùi Đình Diệm (1921 – 1988), quê ở Hà Tây, nay thuộc về Hà Nội. Là một người đa tài, có thể vẽ tranh, sáng tác nhạc, nhưng vẫn nổi tiếng và được nhiều người biết đến với tư cách một nhà thơ. Phong cách thơ Quang Dũng nổi bật lên chất phóng khoáng, hào hoa đầy lãng mạn.

- Bài thơ Tây Tiến là một bài thơ đem lại dấu ấn đậm nét, khắc ghi Quang Dũng vào sâu tâm trí độc giả. Ban đầu bài thơ lấy nhan đề: Nhớ Tây Tiến, nhưng sau khi in trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi lại thành Tây Tiến.

0.5

TRỌNG TÂM

Phân tích đoạn thơ 1

Dạng đề này người viết có thể làm theo hai cách: tiến hành vừa phân tích vừa so sánh đối chiếu cả hai đoạn hoặc phân tích lần lượt từng đoạn, sau đó chỉ ra điểm giống và khác. Cách dễ hơn là phân tích lần lượt từng đoạn:

Đoạn 1 - thiên nhiên tây bắc hùng vĩ

                       “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                       Heo hút cồn mây súng ngửi trời

                       Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

                       Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

- Bốn câu thơ tả cung đuờng Tây Tiến đuợc xem là những câu thơ tuyệt bút, khi nỗi nhớ Quang Dũng gọi về những chặng hành quân khắc nghiệt, gian truân: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

+ Đất nuớc ta với đặc điểm địa hình 3/4 là núi đồi, nhưng qua những lời thơ đậm chất tạo hình của Quang Dũng, tuởng chừng như bao dãy đồi, ngọn núi đều đã “đổ bộ” hết lên vùng miền Tây này, phủ đặc trên những cung đường của binh đoàn Tây Tiến. Điệp từ "dốc" vừa gợi sự liên tiếp, chồng chất của những con dốc, dốc này chưa qua dốc khác đã phủ hiện trước mặt.

+ Hơn thế nữa những từ láy đi kèm còn gợi cả cái khốc liệt của những con dốc. “Khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” vẽ cho ta một hình dung về sự hoang sơ, kỳ vĩ, xa xôi, trúc trắc, mấp mô, hun hút rợn người.

+ Nhưng đặc biệt hơn, bằng thủ pháp đối lập, sự kinh hoàng, hiểm trở của những con dốc nơi đây mới hiện lên đầy đủ: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Đó là một sự gãy gập đột ngột, bất ngờ. Không hề thoai thoải dễ đi như những vùng miền khác, dốc nơi này dựng cao chót vót, nổi lên, vươn lên thẳng đứng chạm cả mây trời. Nhưng khi chạm đỉnh dốc rồi, sa chân bước hụt có thể rơi ngay xuống chân dốc sâu thăm thẳm.

+ Nếu câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” là câu thơ đã tạo nên được những liên tưởng thật kỳ thú, rợn ngợp, kích thích vì sự phối họp các thanh trắc đem lại cái hiểm trở, trúc trắc, thi câu thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” lại được kết tạo bởi những thanh bằng liên tiếp, gợi sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Có thể nói, bằng cách phối hợp thanh điệu với sự đối lập cao, khổ thơ như khúc nhạc trầm bổng phiêu linh, làm say mê, quyến rũ độc giả.

- Chỉ bằng mấy dòng thơ, Quang Dũng đã tái hiện đầy đủ bức tranh của núi rừng miền Tây được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ mà đoàn quân Tây Tiến đi qua. Chính điều đó tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự heo hút, rợn ngợp của thiên nhiên, còn bật lên trong ta lòng ngưỡng mộ về tinh thần người lính, thiên nhiên càng ghê gớm, thì ý chí con người càng mạnh mẽ, băng vượt qua mọi chông gai, nẻo đường.

1.5

Phân tích đoạn thơ 2

Đoạn 2 - thiên nhiên tây bắc trữ tình:

                      “Người đi Châu Mộc chiều sương ẩy

                      Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

                      Có nhớ dáng người trên độc mộc

                      Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

- Đối lập với cái hùng vĩ của khổ 1, thiên nhiên Tây Bắc trong khổ 2 lại hiện lên như ảo, như sương, như thực mà lại như mơ:

+ Hình ảnh “người đi” trong “chiều sương ấy” là một ý thơ độc đáo vô cùng. Độc đáo bởi chiều sương ấy cho ta hiểu là khung cảnh của quá khứ. Cùng cảnh sông nước, tưởng như, người đi ấy đang chèo thuyền ngược dòng ký ức để trở về bờ Châu Mộc hoài niệm, nơi có những bãi cỏ bát ngát mênh mông, có dãy núi Pha Luông cao gần hai nghìn mét. Quang Dũng đã khám phá ra bao vẻ kì thú của miền Châu Mộc. Năm tháng đã đi qua và miền đất ấy trở thành một mảnh hồn của bao người.

+ Buổi chiều thu đầy sương ấy in đậm hồn người khiến cho hoài niệm thêm mênh mang. Khi sương nhòa vào dòng nước khiến sương thêm bồng bềnh, khiến dòng nước càng bảng lảng. Với tâm hồn thi sĩ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Châu Mộc qua cảnh sắc “chiều sương” và “hồn lau nẻo bến bờ”.

+ Rất cần chú ý điệp ngữ: “có thấy”, “có nhớ”. Thấy và nhớ là ấn tượng đập mạnh vào thị giác, cảm giác, vào chiều sâu tâm hồn. Thấy và nhớ như khắc sâu thêm ấn tượng về miền Tây Bắc. Từ thấy và nhớ, ba hình ảnh đã trôi về lung linh, huyền hoặc. Trước hết là thấy lau ở nẻo bến bờ. Hồn lau là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng, lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ sông bờ suối. Thân lau vốn mềm, khẽ lay trong gió, tựa như sinh thể vô tri ấy được thổi hồn khiến cái xào xạc càng thêm miên man, lay động. Và trong chia phôi còn có nhớ, nhớ cảnh rồi nhớ đến người: con thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc, hình ảnh “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ. Ý thơ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” lạ mà đầy sức gợi, cũng thật đa tình. “Hoa đong đưa” là hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước hay là hình ảnh ẩn dụ gợi tả các cô gái miền Tây Bắc xinh đẹp lái thuyền duyên dáng, uyển chuyển như những bông hoa rừng đang đong đưa trên dòng suối? Có lẽ là cả hai, cả thiên nhiên và con người đều là những bông hoa kỷ niệm tuyệt đẹp, luôn bung nở hương sắc trong trí nhớ người lính ấy.

- Những dòng thơ mà đong đầy bao nỗi nhớ, bao hoài niệm về một vùng đất ẩn hiện trong sương chiều, hiu hắt lau sậy... đem đến cho ta cái nhìn khác về thiên Tây Bắc, đâu chỉ có nguy hiểm chết người, còn đẹp đến lạ lùng, đẹp nên thơ nên mộng.

1.5

So sánh, bàn luận

Các em cần lưu ý: Sau khỉ phân tích làm sáng tỏ từng đoạn, cần có bước so sánh, bàn luận:

- Có thể nói, thiên nhiên Tây Bắc đã hiện lên qua hai nét tương phản cực kỳ đối lập. Nguy hiểm đến chết chóc, mà thơ mộng đến nao lòng. Nhưng điểm chung vẫn là vẻ đẹp, đẹp trong cái kỳ vĩ hoang sơ, hiếm nơi nào có được. Đó là vẻ đẹp để thương và để nhớ!

- Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã tạc dựng nên hình tượng thiên nhiên Tây Tiến thật độc đáo, Quang Dũng không chỉ là nhà thơ, ông còn là họa sĩ, những vần thơ ông như ẩn hiện nét bút cọ, thi trung hữa họa, những cái gồ ghề, nhấp nhô, tròng trành, thăm thẳm đã như tạc vào trong tâm trí người đọc. Và qua thủ pháp của ngòi bút lãng mạn, cái hùng vĩ càng hiện lên sừng sững hơn, to lớn hơn, cái bồng bềnh càng hư ảo, miên man hơn. Có thể nói, Quang Dũng đã góp thêm một bức tranh tuyệt đẹp về những miền đất tổ quốc. Với hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ vô cùng mà cũng bay bổng, gợi cảm vô cùng.

1.0

Bài làm mẫu:

      Tây Tiến là thi phẩm của nỗi nhớ mẽnh mang, chơi vơi giữa bộn bề những hoài niệm. Bao mảnh ký ức ập vào, cồn cào đã dội về trong trí nhớ của người đại đội trưởng về đất, về người chốn Tây Bắc, giờ lui vào quá khứ. Và chắc chắn rằng, một phần ký ức không thể nào quên của không chỉ người đại đội trưởng, mà tất cả những người lính đã từng chiến đấu dọc biên giới Việt – Lào, đó chính là thiên nhiên đầy heo hút, hoang sơ của chốn miền Tây. Làm sao có thể quên được, một thiên nhiên thật dữ dội:

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Mà cũng nên thơ trữ tình đến thế:

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” 

      Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một trong những thế hệ nhà thơ được tôi luyện và trưởng thành trong bom lửa thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông tên thật là Bùi Đình Diệm (1921 – 1988), quê ở Hà Tây, nay thuộc về Hà Nội. Là một người đa tài, có thể vẽ tranh, sáng tác nhạc, nhưng vẫn nổi tiếng và được nhiều người biết đến với tư cách một nhà thơ. Phong cách thơ Quang Dũng nổi bật lên chất phóng khoáng, hào hoa đầy lãng mạn. Bài thơ Tây Tiến là một bài thơ đem lại dấu ấn đậm nét, khắc ghi Quang Dũng vào sâu tâm trí độc giả. Ban đầu bài thơ lấy nhan đề: Nhớ Tây Tiến, nhưng sau khi in trong tập Mây đầu ô, tác giả đổi lại thành Tây Tiến.

“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

      Bốn câu thơ mà dựng lên trước mắt ta cái độ cao đến rợn người của chiến trường Tây Tiến. Đất nước ta với đặc điểm địa hình 3/4 là núi đồi, nhưng qua những lời thơ đậm chất tạo hình của Quang Dũng, tưởng chừng như bao dãy đồi, ngọn núi đều đã “đổ bộ” hết lên vùng miền Tây này, phủ đặc trên những cung đường của binh đoàn Tây Tiến. Điệp từ "dốc" vừa gợi sự liên tiếp, chồng chất của những con dốc, dốc này chưa qua dốc khác đã phủ hiện trước mặt. Hơn thế nữa những từ láy đi kèm còn gợi cả cái khốc liệt của những con dốc. “Khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” vẽ cho ta một hình dung về sự hoang sơ, kỳ vĩ, xa xôi, trúc trắc, mấp mô, hun hút rợn người. Ngỡ như các anh đang đi trong mây, đang cưỡi trên mây (“cồn mây”) để lên đến đỉnh trời. Và khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất thì “súng” các anh đã “ngửi trời”! Có một tiếng cười, thú vị mà tinh nghịch của người lính hào hoa Hà Nội khi đã chiếm lĩnh được đỉnh cao nhất. Không phải “súng chạm trời” mà là “súng ngửi trời”. Khẩu súng được nhân hóa như con người (chính là các anh đó thôi!) đã khiến câu thơ trở nên hóm hỉnh, tinh nghịch, nhưng không kém hào hoa của những chàng trai đất kinh thành hoa lệ lên đánh giặc ở miền Tây. Câu trên nặng nhọc, gấp gáp; câu dưới nhẹ nhàng, thơ mộng trong sự tự hào của người chiến thắng. Ta hiểu đây không chỉ là đỉnh cao của thiên nhiên mặt đất mà chính là đỉnh cao trong sự chiến thắng của tinh thần, nghị lực người chiến sĩ.

      Nhưng đặc biệt hơn, bằng thủ pháp đối lập, sự kinh hoàng, hiểm trở của những con dốc nơi đây mới hiện lên đầy đủ: “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”. Đó là một sự gãy gập đột ngột, bất ngờ. Không hề thoai thoải dễ đi như những vùng miền khác, dốc nơi này dựng cao chót vót, nổi lên, vươn lên thẳng đứng chạm cả mây trời. Nhưng khi chạm đỉnh dốc rồi, sa chân bước hụt có thể rơi ngay xuống chân dốc sâu thăm thẳm. Nếu câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” là câu thơ đã tạo nên được những liên tưởng thật kỳ thú, rợn ngợp, kích thích vì sự phối hợp các thanh trắc đem lại cái hiểm trở, trúc trắc, thì câu thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” lại được kết tạo bởi những thanh bằng liên tiếp, gợi sự êm dịu, tươi mát của tâm hồn những người lính trẻ, trong gian khổ vẫn lạc quan yêu đời. Có thế nói, bằng cách phối họp thanh điệu với sự đối lập cao, khổ thơ như khúc nhạc trầm bổng phiêu linh, làm say mê, quyến rũ độc giả. Sự đối lập của thanh điệu, nhịp điệu câu thơ đem đến sự đối lập của cảnh và tình trong hai câu thơ và đấy chính là nét tài hoa của thi sĩ. Xưa, Tản Đà cũng có câu thơ như vậy:

“Tài cao phận thấp chí khí uất

Giang hồ mê chơi quên quê hương” 

      Nhưng câu thơ của Tản Đà chủ yếu là gợi tình, còn câu thơ của Quang Dũng chủ yếu lại là vẽ cảnh. Tất nhiên trong cảnh có tình. Trên đường hành quân ra trận, hình ảnh một mái nhà thấp thoáng trong màn mưa mỏng nơi lưng chừng núi thì ấm lòng chiến sĩ, gợi nhớ tình người biết bao! Mặt khác, trên đường hành quân cheo leo vách núi dựng đứng, mà vẫn không bỏ qua một mái nhà thơ mộng như vậy, thì đó chính là tâm hồn hào hoa nghệ sĩ của người lính Tây Tiến - những chàng trai kinh thành “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Tâm hồn các anh phải phong phú, cao đẹp, lãng mạn như thế nào thì mới cảm nhận được cảnh đẹp như vậy. Và chỉ một khổ thơ nhớ lại bước đường hành quân trên núi cao Tây Tiến của các anh mà đã bộc lộ rõ nét tài hoa ấy. Đó là khẩu khí Quang Dũng đã thổi hồn vào ngôn ngữ thi ca để làm nên khổ thơ tuyệt bút mang đậm chất thơ Tây Tiến này.

Chỉ bằng mấy dòng thơ, Quang Dũng đã tái hiện đầy đủ bức tranh của núi rừng miền Tây được vẽ bằng bút pháp vừa hiện thực, vừa lãng mạn, vừa giàu chất họa lại giàu chất nhạc. Nét vẽ vừa gân guốc, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại cũng rất mềm mại tạo nên vẻ đẹp hài hòa cho bức tranh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ mà đoàn quân Tây Tiến đi qua. Chính điều đó tạo nên một xúc cảm mạnh mẽ trong lòng người đọc, không chỉ bởi sự heo hút, rợn ngợp của thiên nhiên, còn bật lên trong ta lòng ngưỡng mộ về tinh thần người lính, thiên nhiên càng ghê gớm, thì ý chí con người càng mạnh mẽ, băng vượt qua mọi chông gai, nẻo đường.

      Đến với khổ thơ thứ hai, thiên nhiên Tây Bắc đã phủ lên một hơi thở bồng bềnh, của chốn phiêu linh, hiu hắt chiều sương, không còn cái rợn ngợp, trúc trắc như ở khổ một nữa. Cả đoạn thơ nhuốm một vẻ buồn của tâm trạng, nếu như ở những khổ thơ trên trong bài người ta thấy một giọng thơ lãng mạn trẻ trung và tươi tắn của anh lính trẻ Tây Tiến thì đến đây, tâm trạng như có phần trùng xuống. Phải chăng giữa mênh mang nỗi nhớ niềm yêu, giữa những hồi ức đẹp đẽ gian khổ mà hào hùng, anh dũng mà tài hoa, lòng Quang Dũng bỗng dưng cảm thấy cô đơn, buồn bã khi chợt hiểu ra rằng tất cả đều đã chìm sâu trong quá khứ.

“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” 

      Đoạn thơ mở đầu bằng hình ảnh “người đi Châu Mộc” trong “chiều sương ấy ”. Giữa một không gian mờ mờ, ảo ảo, hư hư, thực thực, tác giả đã đẩy người đọc về một điểm thời gian xa xôi vô định ở đâu đó trong nỗi nhớ của mình. Hình ảnh “người đi” trong “chiều sương ấy” là một ý thơ độc đáo vô cùng. Độc đáo bởi chiều sương ấy cho ta hiểu là khung cảnh của quá khứ. Cùng cảnh sông nước, tưởng như, người đi ấy đang chèo thuyền ngược dòng ký ức để trở về bờ Châu Mộc hoài niệm. Nơi có những bãi cỏ bát ngát mênh mông, có dãy núi Pha Luông cao gần hai nghìn mét. Quang Dũng đã khám phá ra bao vẻ kì thú của miền Châu Mộc. Năm tháng đã đi qua và miền đất ấy trở thành một mảnh hồn của bao người. Buổi chiều thu đầy sương ấy in đậm hồn người khiến cho hoài niệm thêm mênh mang. Khi sương nhòa vào dòng nước khiến sương thêm bồng bềnh, khiến dòng nước càng bảng lảng. Với tâm hồn thi sĩ tài hoa, Quang Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Châu Mộc qua cảnh sắc “chiều sương” và “hồn lau nẻo bến bờ”.

      Cần chú ý điệp ngữ: “có thấy”, “có nhớ”. Thấy và nhớ là ấn tượng đập mạnh vào thị giác, cảm giác, vào chiều sâu tâm hồn. Thấy và nhớ như khắc sâu thêm ấn tượng về miền Tây Bắc. Từ thấy và nhớ, ba hình ảnh đã trôi về lung linh, huyền hoặc. Trước hết là thấy lau ở nẻo bến bờ. Hồn lau là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng, lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ sông bờ suối. Thân lau vốn mềm, khẽ lay trong gió, tựa như sinh thể vô tri ấy được thổi hồn khiến cái xào xạc càng thêm miên man, lay động. Và trong chia phôi còn có nhớ, nhớ cảnh rồi nhớ đến người: con thuyền độc mộc và dáng người chèo thuyền độc mộc, hình ảnh “hoa đong đưa” trên dòng nước lũ. Ý thơ “Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa” lạ mà đầy sức gợi, cũng thật đa tình. “Hoa đong đưa” là hoa rừng đong đưa làm duyên trên dòng nước hay là hình ảnh ẩn dụ gợi tả các cô gái miền Tây Bắc xinh đẹp lái thuyền duyên dáng, uyển chuyển như những bông hoa rừng đang đong đưa trên dòng suối? Có lẽ là cả hai, cả thiên nhiên và con người đều là những bông hoa kỷ niệm tuyệt đẹp, luôn bung nở hương sắc trong trí nhớ người lính ấy. Những dòng thơ mà đong đầy bao nỗi nhớ, bao hoài niệm về một vùng đất ẩn hiện trong sương chiều, hiu hắt lau sậy... đem đến cho ta cái nhìn khác về thiên nhiên Tây Bắc, đâu chỉ có nguy hiểm chết người, còn đẹp đến lạ lùng, đẹp nên thơ nên mộng.

      Có thể nói, thiên nhiên Tây Bắc đã hiện lên qua hai nét tương phản cực kỳ đối lập. Nguy hiểm đến chết chóc, mà thơ mộng đến nao lòng. Nhưng điểm chung vẫn là vẻ đẹp, đẹp trong cái kỳ vĩ hoang sơ, hiếm nơi nào có được. Đó là vẻ đẹp để thương và để nhớ! Bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã tạc dựng nên hình tượng thiên nhiên Tây Tiến thật độc đáo, Quang Dũng không chỉ là nhà thơ, ông còn là họa sĩ, những vần thơ ông như ẩn hiện nét bút cọ, thi trung hữu họa, những cái gồ ghề, nhấp nhô, tròng trành, thăm thẳm đã như tạc vào trong tâm trí người đọc. Và qua thủ pháp của ngòi bút lãng mạn, cái hùng vĩ càng hiện lên sừng sững hơn, to lớn hơn, cái bồng bềnh càng hư ảo, miên man hơn. Có thể nói, Quang Dũng đã góp thêm một bức tranh tuyệt đẹp về những miền đất tổ quốc. Với hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ vô cùng mà cũng bay bổng, gợi cảm vô cùng.

      Tây Tiến là bản tình ca về nỗi nhớ, qua ngòi bút bay bổng và hết mực tài hoa, tác giả đã tạc dựng lại vẻ đẹp rất riêng của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc: dữ dội, mà cũng đầy trữ tình. Qua đó ta thấy được sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên và con người – biểu hiện của một tấm lòng gắn bó với quê hương, đất nước. Đồng thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương với những người đồng đội, đồng chí – mà nhà thơ luôn khắc cốt ghi tâm.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư