Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ", em hãy nêu những điểm giống và khác nhau của thể loại chiếu và hịch

Câu 1: Qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ", em hãy nêu những điểm giống và khác nhau của thể loại chiếu và hịch.
Câu 2: Cho đoạn văn: "Ta thường tới bữa quên ăn....cách đỗi đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì."
a) Ghi ra một câu ghép trong đoạn trên.
b) Nội dug chính của văn bản trên là gì?
c) Qua đoạn văn trên, em hãy viết 1 đoạn văn (10 - 12 câu) trình bày suy nghĩ của mình về vị chủ soái Trần Quốc Tuấn.
Mng giải nhanh và chi tiết hộ e nhá! E cảm ơn nhiều ạ
5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.366
26
0
Trịnh Quang Đức
18/02/2019 20:59:43
Câu 1:
- Chiếu : là một thể văn nghị luận có từ xưa , chỉ có vua mời được có quyên viết chiếu ( nếu có người khác viết thì cũng là truyền tải ý niệm của vua ví dụ như Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm ) nhằm kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách mà vua đề ra .
- Hịch :thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh viết với mục đích là khích lệ tinh thần nhân dân hoặc binh lính nhằm nâng cao năng lực lao động hoặc chiến đấu .

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
6
1
Trịnh Quang Đức
18/02/2019 21:03:43
CÂU 2:
b. NỘI dung
lời phê phán, trách móc tướng sĩ: Tình sâu nghĩa nặng như thế mà không biết nghĩ suy, không biết căm tức khi thấy quân thù ngạo mạn khinh thường chủ của mình (Còn có nghĩa là tôn miếu tường cột của đất nước).
Ông lên án thú ăn chơi: “chọi gà, đánh bạc, rượu ngon, tiếng hát” tránh làm sao được tai hoạ khi quân thù xâm chiếm.
Ông chỉ cho tướng sĩ thấy cái hậu quả không thể lường được, đó là: “nước mất nhà tan, thân danh mai một, tiếng xấu để đời”, lúc đó thì mọi người đều không còn gì nữa.
c. Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng". Chính lòng yêu nước mà Trần Quốc Tuấn đã chỉ ra cho tướng sĩ những hành động nên làm: "Nay ta bảo thật các ngươi: nên nhớ câu "đặt mồi lửa vào giữa đông củi là nguy cơ, nên lấy điều "kiềng canh nóng mà thổi rau nguội" "làm run sợ, huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên".
14
1
doan man
18/02/2019 21:03:55
Câu 1: Qua "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ", em hãy nêu những điểm giống và khác nhau của thể loại chiếu và hịch.
________________
Giống nhau :
- Đều là những thể loại văn nghị luận xưa có xuất sứ từ Trung Quốc
- Có nội dung là những việc quan trọng , to lớn , có sức ảnh hưởng lớn với quốc gia , xã tắc .
- Về nghệ thuật thì các thể loại này không hạn chế số câu chữ , văn phong mang tính chính luận nên ngôn từ sắc bén , trang trọng , lập luận chặt chẽ giàu sức thuyết phục.
Khác nhau :
- Khác nhau về nội dung
+ Chiếu dùng để kêu gọi mọi người nghe theo một chủ trương , chính sách nào đó
+ Hịch dùng để khích lệ tinh thân nhân dân hoặc binh sĩ .
9
0
Quỳnh Anh Đỗ
19/02/2019 07:11:37
Câu 1:
- Giống nhau:
Đều là thể văn chính luận → kết cấu chặt chẽ, lí lẽ, lập luận sắc bén, thường dùng lối văn biền ngẫu.
- Khác về mục đích:
+ Chiếu là thể văn vua dùng ban bố mệnh lệnh.
+ Hịch là thể văn vua chúa, tướng lĩnh dùng để cổ động, thuyết phục kêu gọi đấu tranh.
- Khác về đối tượng sử dụng:
+ Vua, chúa, bề trên dùng: chiếu, hịch.
+ Quan lại, thần dân: dùng tấu, sớ, biểu.
3
0
Quỳnh Anh Đỗ
19/02/2019 07:15:06
Câu 2:
c. Trước sự lâm nguy của đất nước, lòng yêu nước thiết tha của vị chủ soái Trần Quốc Tuấn được thể hiện ở lòng căm thù sục sôi quân cướp nước. Ta hãy nghe ông kể tội ác của giặc: "Ngó thấy sự giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thoả lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, vét của kho có hạn, thật khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai hoạ về sau!". Tác giả gọi giặc là "cú diều, dê chó, hổ đói" không chỉ vạch trần sự tham lam, độc ác mà còn vạch rõ dã tâm xâm lược của giặc; thể hiện sự khinh bỉ, căm ghét tột độ. Không chỉ kể tội ác của giặc mà Trần Quốc Tuấn còn bày tỏ nỗi đau xót trước nỗi nhục của quốc thể, nỗi đau đớn xót xa. Đó là biểu hiện của sự sẵn sàng xả thân để rửa nhục cho nước, để bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khát vọng nước xả thân cho nước: "Chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa ta cũng vui lòng". Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn không chỉ thể hiện lòng căm thù sục sôi quân cướp nước mà còn thể hiện ý chí quyết chiến, quyết thắng, quyết xả thân cho độc lập dân tộc. Ông vạch ra hai con đường chính – tà cũng là một con đường sống chết để thuyết phục tướng sĩ. Trần Quốc Tuấn biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. "Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dạy quân sĩ, chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay mà không chịu thua giặc. Nếu vậy rồi đây sau khi giặc đã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?", đó là lời động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 8 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k