Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây súng ngửi trời, Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, Người đi Châu Mộc chiều sương ấy, Có thấy hồn lau nẻo bến bờ? Có nhớ dáng người trên độc mộc, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa? (“Tây Tiến”, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 87-89)Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên, từ đó chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác ...

Trong bài thơ “Tây Tiến”, Quang Dũng viết:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng ngửi trời,

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi,

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?

Có nhớ dáng người trên độc mộc,

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?

(“Tây Tiến”, Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 87-89)

Cảm nhận của anh/ chị về hai đoạn thơ trên, từ đó chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
23
0
0
CenaZero♡
10/09/2024 17:16:54

Phương pháp: 

- Xác định rõ vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về vẻ trong hai đoạn thơ từ đó chỉ ra sự biến đổi về cảm xúc  và bút pháp miêu tả của tác giả. 

- Biểu cảm, bình luận, phân tích, tổng hợp. 

Cách giải: 

Mở bài

- Giới thiệu một số nét tiêu biểu về tác giả Quang Dũng: Cuộc đời, con người và phong cách nghệ thuật đặc  trưng của nhà thơ. 

- Nêu khái quát chung về tác phẩm “Tây tiến”: Hoàn cảnh sáng tác, vị trí, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật.

- Khái quát nội dung của đoạn trích: Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc, vừa hùng vĩ dữ dội vừa trữ tình tạo nên sự  biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. 

Thân bài  Đoạn thơ thứ nhất – Vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc: 

- Ấn tượng đầu tiên được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng: Dốc  lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời/ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống.

+ Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt  người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên.  

+ Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc  núi. Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành  các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài  khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh  đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống. 

+ Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian  nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, gập ghềnh khó đi, vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ đo chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như  hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút gợi ra sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn  rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cho người đọc cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt  qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất 

Đoạn thơ thứ hai – Vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng.

- Cảnh thơ mộng trữ tình của sông nước miền Tây được nhà thơ diễn tả qua những chi tiết: trên sông, chiều  sương giăng mắc mênh mang kì ảo, dòng sông trôi lặng tờ mang đậm sắc màu cổ tích, có dáng người mềm  mại, uyển chuyển đang lướt trên con thuyền độc mộc, hoa đôi bờ đong đưa theo dòng nước như vẫy chào  tạm biệt người ra đi… 

- Cảnh đẹp như mộng lại như tranh, chỉ vài nét chấm phá mà tinh tế, tài hoa: Quang Dũng không tả mà chỉ  gợi, cảnh thiên nhiên không phải là vô tri vô giác, mà phảng phất trong gió trong cây như có hồn người: "Có  thấy hồn lau nẻo bến bờ". 

- "Hồn lau" trong thơ của Quang Dũng cũng là "hồn lau" của biệt li phảng phất một chút buồn nhưng không  xao xác, xé rách, lãng quên mà đầy nỗi nhớ thương, lưu luyến. Nỗi nhớ thương, lưu luyến đó đã được nhà  thơ thể hiện trong những từ ngữ như "có nhớ", "có thấy". Tình yêu đối với cỏ cây, hoa lá, dòng sông, dáng  người… đã làm cho cuộc sống đầy hi sinh, gian khổ của những người lính có thêm nhựa sống. Bốn câu thơ  làm hiện lên bức tranh thủy mặc nhưng lại không tĩnh tại mà sống động, thiêng liêng. 

Sự biến đổi về cảm xúc và bút pháp miêu tả của tác giả. 

- Nhà thơ đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội  cũng như cái tuyệt mĩ, thơ mộng. Một trong những thủ pháp nghệ thuật được sử dụng đắc địa nhất là thủ  pháp đối lập. Đối lập giữa cái hùng vĩ, dữ dội với cái tuyệt mĩ, thơ mộng, đối lập giữa gian khổ, vất vả với  anh hùng, bất khuất, đối lập giữa cái bi và cái hùng... 

III. Kết bài: 

- Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc. 

- Phong cách nghệ thuật hào hoa, lãng mạn của Quang Dũng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×