Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa,chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa”.
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì không tính điểm cấu trúc)
Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnNỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến trong đoạn thơ trên; cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ.
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:3.1.Mở bài: 0.25
– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”.
– Nêu vấn đề cần nghị luận
3.2.Thân bài: 3.50
Khái quát về bài thơ, đoạn thơ: 0.25 đ- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm;
- Vị trí, nội dung đoạn thơ.
Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ: 2.5đ- Về nội dung: (2.0đ):
+ Ở hai câu thơ đầu, người cán bộ về xuôi khẳng định:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi
Người về nhớ những tháng ngày ở Việt Bắc, có “mình đây ta đó” với những “đắng cay ngọt bùi”. Từ “đây-đó”chỉ vị trí liền kề, cụm từ “đắng cay ngọt bùi” là ẩn dụ, chỉ gian khổ và niềm vui. Hai câu thơ diễn tả sự gắn bó mật thiết giữa người Việt Bắc với người cách mạng, cùng chịu đựng gian khổ, cùng chia sẻ niểm vui.
+ Hai câu tiếp là hình ảnh chân thực về đời sống kháng chiến gian nan, cực khổ:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Hình ảnh tượng trưng: "Chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng" kết hợp với cách dùng từ cùng nghĩa "chia, sẻ, cùng" diễn tả được mối tình cảm "chia ngọt sẻ bùi" giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ cách mạng. Biết bao tình nghĩa sâu nặng trong "củ sắn", "bát cơm", "chăn sui"... mà người cán bộ cách mạng đã chịu ơn Việt Bắc. Đây là một hình ảnh đậm đà tình giai cấp. Người Việt Bắc luôn chia sẻ khó khăn, thiếu thốn cùng người cách mạng: một củ sắn chia nhau bên bếp lửa đêm đông, một bát cơm sẻ nửa và một chiếc chăn sui đắp chung. Đắng cay cùng hưởng, ngọt bùi cùng chia. Tất cả những khoảnh khắc ấy cứ sáng mãi trong lòng người ra đi, sống trong tâm trí người ở lại, ghi dấu ấn một thời không thể xoá nhoà.
+ Hai câu tiếp theo là hình ảnh người mẹ, kết tinh hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng.
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô
Câu thơ miêu tả một hình ảnh cụ thể, quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Bắc: những người mẹ địu con cùng đi làm rẫy, làm nương. Hai thanh trắc liên tiếp trong cụm từ nắng cháy cùng hàm nghĩa ấn dụ không chỉ gợi ra cả một vạt nương ngập nắng, gợi ra những tia nắng gay gắt chói chang làm cháy rát lưng người mà còn khiến câu thơ như nhói lên niềm thương xót. Câu thơ sau có tới 3 động từ: địu ... lên ... bẻ như muốn thể hiện công việc vât vả, cơ cực của người mẹ Việt Bắc, nhưng đổi lại thành quả lao động lại chỉ là từng bắp ngô nhỏ nhoi, ít ỏi. Không gian làm việc khắc nghiệt cùng sự tương phản giữa công việc và thành quả cho thấy sự cực nhọc của con người trong cuộc sống lao động phục vụ kháng chiến, làm tăng thêm cả nỗi xót thương lẫn niềm cảm phục trong trái tim người đi.
+ 6 dòng thơ cuối: Nhớ về Việt Bắc là nhớ về cuộc sống, sinh hoạt kháng chiến một thời không thể nào quên:
Nhớ sao lớp học i tờ
....................................
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...
+ Điệp từ “nhớ” điệp trùng thể hiện nỗi nhớ dạt dào. Có lẽ chẳng bao giờ còn có cảnh lớp học i tờ về đêm giữa đồng khuya như thế. Chỉ có trong những năm kháng chiến gian khổ mới có những cảnh sinh hoạt văn hoá trong hoàn cảnh thiếu thốn mà vui tươi. Cách mạng, kháng chiến đã đem đến cho người dân không chỉ tự do mà còn đem đến cho đồng bào cái chữ. Đem đến ánh sáng của tri thức đến với họ.
+ Nhớ Việt Bắc còn là nhớ những âm thanh rất đặc trưng của miền rừng núi: tiếng mõ gọi trâu về trong rừng chiều, tiếng chày giã gạo đêm đêm ngoài suối xa. Cùng hàng loạt những hình ảnh, âm thanh thân quen: tiếng mõ rừng chiều, chày đêm nện cối, tiếng suối xa… âm thanh thiên nhiên gợi hồn núi rừng Việt Bắc - âm thanh cuộc sống bình dị, ấm áp mà vui tươi. Đoạn thơ đối ý, nêu bật tinh thần lạc quan yêu đời của cán bộ, chiến sĩ cách mạng dù cuộc sống còn rất gian khổ, khó khăn :
"Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo"
Trong gian khổ thiếu thốn, những con người kháng chiến vẫn cất cao lời ca tiếng hát lạc quan yêu đời, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Nhớ cuộc sống sinh hoạt đời thường ở chiến khu Việt Bắc, những con người kháng chiến còn nhớ cả nhịp sống thân quen, bình dị của một cuộc sống bận rộn sớm khuya vất vả, nhớ cả những âm thanh rất đặc trưng mà chỉ ở núi rừng chiến khu mới có .
- Về nghệ thuật: ( 0.5)
Thể thơ lục bát, giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết, điệp từ “nhớ”, điệp ngữ: nhớ sao…nhớ người… trùng điệp, nghệ thuật tương phản, cùng cách ngắt nhịp của câu thơ lục bát tạo nên nét nhạc thơ thật đằm thắm, những hình ảnh chân thực, bình dị mà giàu sức gợi cảm… đã thể hiện sâu sắc nỗi nhớ, chính là tình cảm sâu nặng của người cách mạng với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
C. Nhận xét cái tôi trữ tình thể hiện qua đoạn thơ. 0.75đ- Cái tôi đã hoà chung với cái Ta của cộng đồng, dân tộc. Tố Hữu đã đặt mình vào vị trí của những con người kháng chiến, nói về mình về người để bày tỏ những ân tình, lòng biết ơn sâu sắc đối với những ân tình.
- Cái tôi trong đoạn thơ thể hiện sự gắn bó giữa nhân dân với cách mạng, mang tầm vóc lớn lao, cao đẹp; cái tôi hài hoà gắn bó với thiên nhiên, con người và kháng chiến.
Qua “Việt Bắc” nói chung và đoạn trích nói riêng, cái tôi trữ tình của Tố Hữu trong chặng đường thơ này là cái tôi nhập vai nhằm làm nổi bật, tôn vinh lên hình tượng những con người kháng chiến, bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, niềm cảm phục trước sự hy sinh cao cả của người dân kháng chiến.
3.3.Kết bài: 0.25
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong bài thơ Việt Bắc;
- Nêu cảm nghĩ về lòng biết ơn, tấm lòng thuỷ chung cách mạng
Sáng tạoCó cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
Chính tả, dùng từ, đặt câuĐảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |