Tìm hiểu về các cách thể hiện cảm xúc
- Quan sát tranh và chỉ ra những diều chưa phù hợp trong cách thể hiện cảm xúc của nhân vật.
- Đề xuất cách thể hiện cảm xúc phù hợp cho tình huống trong tranh.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hướng dẫn:
- HS thảo luận và đưa ra những điểm thể hiện cảm xúc chưa hợp lý của hai nhân vật trong từng trường hợp:
+ Ở tranh 1, khi các bạn đang tổ chức sinh nhật, bạn Nam đã xảy ra tranh cãi và tức giận hét lớn: “Mình không muốn nghe bạn nói nữa! Mình đi về đây!”. Trong trường hợp này, Nam đang có hành xử chưa đúng, việc bạn tức giận hét lớn và bỏ về giữa tiệc sinh nhật là không lịch sự, dẫn dến không khí căng thẳng và khó xử cho mọi người xung quanh và cả chủ bữa tiệc.
+ Ở tranh 2, khi mẹ đang chăm bà bị ốm trong phòng, Lan mừng rỡ chạy vào và nói to: “Mẹ ơi, bà ơi, cháu được chọn vào đội tuyển cầu lông của trường!A …!”. Trong trường hợp này, Lan vui mừng khi được vào đội tuyển là không sai nhưng bạn cần chú ý hơn bởi bà đang bị ốm và cần không gian yên tĩnh. Việc thể hiện cảm xúc quá phấn khích của Lan có thể gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của bà.
- HS thảo luận và đề xuất cách giải quyết:
+ Ở tranh 1: Nam có thể hít thở sâu, đi ra chỗ thoáng mát hoặc tìm người trò chuyện để giãi bày cảm xúc khó chịu của bản thân.
+ Ở tranh 2: Lan nên kiềm chế sự phấn khích của mình và có thể chia sẻ với mẹ khi đã ra ngoài hoặc tâm sự nhỏ với bà.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |