Trong các trường hợp sau, ngôn ngữ người nói/ người viết sử dụng có phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp không? Dựa vào đâu bạn nhận xét như vậy?
a. Chào thầy cô và các bạn. Mình rất vui khi được đại diện cho các bạn học sinh khối 12 phát biểu ý kiến trong buổi lễ tổng kết ngày hôm nay.
(Hoàn cảnh giao tiếp: Học sinh phát biểu trong Lễ Tổng kết năm học)
b. Mình thấy Thúy Kiều là một người con gái đa tài và đẹp ơi là đẹp nhưng lại bị xã hội phong kiến vùi dập, đọa đày.
(Hoàn cảnh giao tiếp: Bài làm của học sinh trong một kì thi, kiểu văn bản nghị luận văn học)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Ngôn ngữ người nói không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, đây là bài phát biểu trong Lễ Tổng kết năm học nên cần phải sử dụng ngôn ngữ trang trọng, tuy nhiên, bạn học sinh lại xưng là mình.
b. Ngôn ngữ người nói không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. Dựa vào hoàn cảnh giao tiếp, đây là bài văn nghị luận văn học cần phải sử dụng ngôn ngữ trang trọng, tuy nhiên bạn học sinh lại viết mình thấy, đẹp ơi là đẹp.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |