LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.

Các biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh, điệp vần.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
96
0
0
Phạm Văn Phú
10/09 21:42:05

- Chơi chữ là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) khai thác nét đặc sắc về mặt ngữ âm, chữ viết, ngữ nghĩa của các từ ngữ để tạo nên sự bất ngờ, làm cho câu nói dí dỏm, hài hước và thú vị… Chơi chữ thường được sử dụng trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày và trong văn chương, đặc biệt là trong thơ trào phúng, tục ngữ, ca dao, câu đối, câu đố. 

Các lối chơi chữ thường gặp là: 

+ Dùng từ ngữ đồng âm. Ví dụ: “Ruồi đậu mâm xôi đậu – Kiến bò đĩa thịt bò.” (Câu đối). 

+ Dùng lối nói trại âm (gần âm). Ví dụ: “Sánh với Na-va (Navarre) “ranh tướng” Pháp / Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.” (Tú Mỡ) 

+ Dùng cách điệp âm. Ví dụ: “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa / Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.” (Tú Mỡ) 

+ Dùng lối nói lái. Ví dụ: “Kiển tố vừa đố giừa giảng.” (Câu đố) 

+ Dùng từ đa nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa. Ví dụ, dùng từ đa nghĩa để tạo ra hai cách hiểu: “Còn trời, còn nước, còn non / Còn cô bán rượu, anh còn say sưa.” (Ca dao) 

+ Sử dụng các tiếng hay từ chỉ những sự vật có quan hệ gần gũi với nhau. Ví dụ: “Con trai Văn Cốc, lên dốc bắn cò, đứng lăm le, cười khanh khách. / Con gái Bát Tràng, bán hàng thịt ếch, ngồi chầu chẫu, nói ương ương.” (Câu đối) 

- Điệp thanh là biện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại nhiều lần một kiểu thanh điệu ở các âm tiết nhằm tạo âm hưởng nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một ngĩa nào đó. Ví dụ, trong câu thơ: “Sương nương theo theo trăng ngừng lưng trời / Tương tư nâng lòng lên chơi vơi.” (Xuân Diệu), việc lặp lại thanh bằng ở tất cả các âm tiết trong hai dòng thơ tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, chậm dãi; miêu tả tâm trạng lâng lâng của tâm hồn. 

- Điệp vần là niện pháp tu từ thể hiện ở việc người nói (người viết) dùng lặp lại một vần ở tất cả các âm tiết đứng gần nhau nhằm tạo âm hưởng, vần điệu nhất định cho câu thơ, câu văn và nhấn mạnh vào một nghĩa nào đó. Ví dụ, trong câu thơ: “Anh dắt em vào cõi Bác xưa / Đường xoài hoa trắng nắng đu đưa.” (Tố Hữu), việc lặp lại vần ăng (có âm múi ng gây ấn tượng vang) ở hai âm tiết đứng liền nha (trắng nắng) trong dòng thơ thứ hai tạo nên ấn tượng những chùm hoa nối tiếp nhau đung đưa dưới nắng; miêu tả sinh động khung cảnh tươi đẹp, thanh bình của nơi Bác Hồ từng sống và làm việc. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư