Thu thập tài liệu, viết báo cáo ngắn về một trong các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện, thị xã, thành phố em đang sinh sống.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thái Bình - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo động lực tăng trưởng
Tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ
Nếu như năm 2020, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP (không tính thuế sản phẩm) của tỉnh chiếm 72,51% thì đến năm 2021 đã tăng lên 75,07%, năm 2022 chiếm 77,33% và 6 tháng đầu năm 2023 chiếm 77,48%. Sự tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ trong GRDP đã thể hiện hiệu quả việc triển khai các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển các ngành, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chủ động hội nhập quốc tế.
Phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa
Cùng với việc tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, tỉnh cũng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững theo hướng hiện đại, sản xuất nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất hàng hóa có chất lượng và giá trị gia tăng cao theo nhu cầu của thị trường. Nếu như năm 2020, tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GRDP (không tính thuế sản phẩm) chiếm 27,49% thì đến năm 2021 đã giảm xuống còn 24,93%, năm 2022 còn 22,67% và 6 tháng đầu năm 2023 còn 22,52%. Đến nay, mặc dù diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh giảm hàng năm song sản lượng và năng suất các loại cây trồng vẫn được duy trì tốt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |