Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt vấn đề đảm bảo an ninh lương thực ở nước ta. Vậy vùng có những thế mạnh và hạn chế gì? Tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên? Tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch của vùng ra sao?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Thế mạnh và hạn chế của vùng:
+ Thế mạnh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa, đất phèn, đất mặn; khí hậu cận xích đạo phân hóa theo mùa; mạng lưới sông ngòi, kênh rạch dày đặc; tài nguyên sinh vật phong phú; vùng biển rộng lớn nhiều đảo và quần đảo; khoáng sản dầu mỏ và khí tự nhiên, than bùn.
+ Thế mạnh về điều kiện kinh tế - xã hội: dân số đông, lao động dồi dào; cơ sở hạ tầng kĩ thuật đang được hoàn thiện; đặc trưng vùng đất sông nước, truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng.
+ Hạn chế: chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu; mùa khô kéo dài, xâm nhập mặn; cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế.
- Phải sử dụng hợp lí tự nhiên vì: mùa khô kéo dài, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, triều cường.
- Tình hình phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm và du lịch:
+ Sản xuất lương thực, thực phẩm: lúa là cây trồng chính, sản xuất thủy sản lớn nhất nước.
+ Du lịch: tài nguyên du lịch phong phú và độc đáo có sức hấp dẫn.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |