So sánh đặc điểm địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 13.
1. Khái quát vị trí, giới hạn của hai miền
- Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: nằm ở tả ngạn sông Hồng, giáp Trung Quốc phía bắc, vịnh Bắc Bộ phía đông và đông nam, giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở phía tây và phía nam.
- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: giáp Trung Quốc phía Bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phía đông, giáp Biển Đông phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.
2. Giống nhau
- Có đủ các dạng địa hình: núi cao, đồi, đồng bằng, thềm lục địa.
Địa hình 2 miền đều được trẻ lại do vận động Tân sinh.
- Có dải đồng bằng ven biển mới được hình thành do phù sa sông, biển do đó nhìn chung hướng nghiêng của địa hình là thấp dần ra biển.
- Địa hình có sự phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi khá dày do các vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đồng bằng hàng năm vẫn tiếp tục phát triển do là những đồng bằng mới được hình thành từ kỉ Đệ Tứ.
3. Khác nhau
* Đối với bộ phận đồi núi:
- Độ cao địa hình đồi núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ thấp hơn so với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Dẫn chứng:
+ Nền địa hình chung của Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có độ cao trung bình dưới 500m trong các núi ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu cao trên 500m.
+ Vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chỉ có một bộ phận nhỏ núi cao trên 2000m ở gần biên giới Việt – Trung như: Pu Tha Ca (2274m); Kiều Liêu Ti (2402m) trong khi đó ở vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000m ở dãy Hoàng Liên Sơn và Trường Sơn Bắc như: Phanxipăng (3143m); Phu Luông (2985m); Rào Cỏ (2236m)...
- Độ dốc và độ cắt xẻ của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. (Dẫn chứng: Qua lát cắt A – B (ở khu vực Đông Bắc), lát cắt C - D (ở khu Tây Bắc) và vùng núi Trường Sơn Bắc cao, hiểm trở cạnh Biển Đông).
Giải thích:
Vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao hơn, độ dốc lớn hơn và độ cắt xẻ cao hơn là do trong quá trình vận động địa chất của vỏ Trái Đất, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là một bộ phận của địa máng Việt - Lào nên chịu tác động mạnh của hoạt động nâng lên; vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ nằm ở rìa của khối nền Hoa Nam vững chắc nên các hoạt động nâng lên ở đây yếu hơn so với vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Hướng núi:
+ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hướng núi chủ yếu là các cánh cung mở rộng về phía bắc, quay bề lồi ra biển và chụm đầu lại ở khối núi Tam Đảo (như các cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều Trong miền cũng có một dãy núi chạy theo hướng tây bắc - đông nam đó là dãy Con Voi (nằm ngay sát tả ngạn sông Hồng).
+ Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng tây bắc - đông nam (như Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Trường Sơn Bắc).
Giải thích:
Do trong quá trình hình thành lãnh thổ vùng núi của Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ chịu sự quy định hướng của khối nền cổ Vòm Sông Chảy nên có hướng núi là các cánh cung còn vùng Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chịu sự quy định hướng của các khối nền cổ Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Pu Hoạt. có hướng tây bắc – đông nam nên các dãy núi cũng có hướng như vậy.
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một vùng đồi dạng bát úp chuyển tiếp (vùng trung du rõ rệt nhất ở nước ta) còn ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dạng địa hình này có xuất hiện nhưng tính chất chuyển tiếp không rõ nét bởi địa hình núi lan sát tới rìa các đồng bằng.
Giải thích:
Do tần suất tác động nâng lên ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ lớn nên các dãy núi cao còn vùng Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ tần suất yếu và giảm dần nên xuất hiện vùng trung du chuyển tiếp.
* Đối với bộ phận đồng bằng
- Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một đồng bằng phù sa châu thổ rộng lớn là đồng bằng Bắc Bộ (hình thành trên một vùng sụt lún, do phù sa của hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp) còn miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ dải đồng bằng nhỏ hẹp và có xu hướng hẹp dần khi vào nam (như các đồng bằng: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình – Trị – dãy núi ăn sát ra biển, thềm lục địa nhỏ, phù sa sông không nhiều.
- Đồng bằng Bắc Bộ có tốc độ lấn biển lớn hơn so với đồng bằng ven Trị – Thiên) do các biển ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: Đồng bằng Bắc Bộ hàng năm lấn biển 80 – 100m (ở Nam Định, Ninh Bình) còn đồng bằng ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tốc độ tiến ra biển rất chậm do thềm lục địa hẹp, sâu, phù sa sông ít.
Như vậy chung ta có thể thấy được những nét khác biệt cơ bản về địa hình 2 miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với Tây Bắc và Bắc Trung Bộ:
- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có nền địa hình cao hơn do chịu tác động. mạnh hơn của vận động tạo núi so với Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Cũng do vận động tạo núi ảnh hưởng tới 2 miền khác nhau mà Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có độ dốc, độ cắt xẻ lớn hơn Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
- Các hướng núi chính có sự khác biệt rõ nét: Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hướng Tây Bắc – Đông Nam còn Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là các dãy núi hình vòng cung. Nguyên nhân bởi tác dụng định hướng của các mảng nền cổ.
- Tính chất chuyển tiếp giữa vùng núi và đồng bằng ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ rất rõ nét trong khi ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ lại không thể hiện rõ.
- Đồng bằng ở Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ rộng, phát triển nhanh hơn Tây Bắc và Bắc Trung Bộ do sông ngòi nhiều phù sa hơn, thềm lục địa rộng hơn.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |