Phân tích lát cắt địa hình A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh Đà Lạt, núi Bi Doup đến sông Cái). Từ đó rút ra đặc điểm chính của địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 14.
1. Phân tích lát cắt
- Lát cắt A - B có tổng chiều dài khoảng 300 km (dựa vào tỉ lệ ngang của lát cắt để tính) chạy từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Đà Lạt, núi Bị Doup đến sông Cái.
- Lát cắt chạy theo hướng Tây Nam – Đông Bắc.
- Lát cắt chạy qua 3 dạng địa hình chính là núi - cao nguyên, đồi chuyển tiếp và vùng đồng bằng.
- Lát cắt chạy qua 2 khu là khu Đông Nam Bộ và khu cực Nam Trung Bộ với 7 thang bậc địa hình: từ 0 – 50m, từ 50 – 200m, từ 200 – 500m, từ 500 – 1000m, từ 1000 – 1500m, từ 1500 – 2000m, trên 2000m, với đỉnh cao nhất là đỉnh Bi Doup (2287m).
* Khu Đông Nam Bộ (từ Thành phố Hồ Chí Minh đến giới hạn dưới của bậc độ cao 200m)
- Nhìn chung địa hình khá bằng phẳng.
- Bắt nguồn từ Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài lát cắt khoảng 110km.
- Lát cắt chạy trên một nền địa hình khá bằng phẳng với độ cao từ 0 - 50m, đến lưu vực sông La Ngà độ cao dần được nâng lên từ 50 – 200m. Các bậc độ cao 0 – 50m, 50 – 200m đều có bề mặt khá bằng phẳng và rộng. Đến độ cao khoảng 200m lát cắt lại tới khu cực Nam Trung Bộ.
* Khu cực Nam Trung Bộ (phần còn lại của lát cắt)
- Bắt nguồn từ độ cao 200m với tổng chiều dài khoảng 190km.
- Vùng địa hình mà lát cắt chạy qua chủ yếu là các cao nguyên ở Tây Nguyên như cao nguyên Di Linh, cao nguyên Lâm Viên.
- Nhìn chung nền địa hình ở khu này cao hơn nhiều so với khu Đông Nam Bộ, nền cao chủ yếu từ 500 – 1000m.
- Từ độ cao 200m lát cắt chạy qua 2 quả đồi với độ cao trên 300m sau đó độ cao nâng lên khi đến cao nguyên Di Linh với độ cao 600 – 900m, độ cắt xẻ nhỏ. Tuy vậy cũng có một số nơi độ cao lát cắt hạ xuống do chạy qua các con sông, phụ lưu sống như sông La Ngà, sông Đa Dung.
- Từ độ cao chừng 1000m ở cao nguyên Di Linh, độ cao đột ngột được nâng lên tới trên 1500m khi tới cao nguyên Lâm Viên. Bề mặt cao nguyên cũng có độ cắt xẻ tương đối, một số đỉnh độ cao lên tới gần 2000m. Từ độ cao trên 1500m lát cắt lại bị hạ thấp độ cao khi chạy qua thung lũng sông Đa Nhim và sau đó lại đi lên rất dốc, tới độ cao 2287m của đỉnh Bi Doup. Từ đỉnh Bi Doup, độ cao giảm đột ngột khi qua sườn tây bắc của cao nguyên Lâm Viên. Lát cắt kết thúc tại sông Cái ở độ cao dưới 50m.
2. Rút ra đặc điểm
Trên lát cắt A – B có thể rút ra những đặc điểm địa hình miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, đó là:
- Độ cao (hướng nghiêng) có chiều hướng giảm dần theo chiều đông bắc - tây nam. Ở phía Đông Bắc là các cao nguyên ở Tây Nguyên sau đó đến vùng đồi chuyển tiếp ở Đông Nam Bộ và đồng bằng ở nam Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
- Địa hình có sự bất đối xứng rõ rệt theo chiều đông – tây.
- Độ cắt xẻ địa hình ở đây tương đối nhỏ so với hai miền tự nhiên còn lai của nước ta.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |