Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trang Atlat sử dụng: trang 15.
- Tỉ lệ dân thành thị của nước ta còn thấp và tăng chậm. Dựa vào biểu đồ dân số Việt Nam phân theo thành thị - nông thôn ta có bảng số liệu sau:
TỈ LỆ DÂN SỐ THÀNH THỊ TRONG GIAI ĐOẠN 1960 – 2007
Năm | 1960 | 1976 | 1979 | 1989 | 1999 | 2000 | 2005 | 2007 |
Dân số thành thị (%) | 15,68 | 24,67 | 19,23 | 20,06 | 23,60 | 24,18 | 26,88 | 27,44 |
Như vậy, trong vòng 37 năm, tỉ lệ dân số tăng được 11,76%. Tỉ lệ dân số thành thị của nước ta vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới và của các nước đang phát triển.
- Trình độ đô thị hóa thấp: cơ sở hạ tầng của các đô thị (hệ thống, điện nước, các công trình phúc lợi xã hội..) còn ở mức độ thấp so với các nước trong khu vực và thế giới.
- Quy mô của các đô thị không lớn, phân bố không đồng đều giữa các vùng:
+ Các đô thị lớn tập trung ở 2 vùng kinh tế phát triển nhất nước ta là Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận và Đông Nam Bộ.
• Ở Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ cận: có 2 đô thị đạt quy mô dân số trên 1 triệu người là Hà Nội (đô thị loại đặc biệt), Hải Phòng (đô thị loại 1) cùng với các đô thị có quy mô trên 100.000 người như Thái Nguyên, Nam Định (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 – 500.000 người), Vĩnh Yên, Bắc Ninh, Thái Bình.... (đô thị loại 3, quy mô từ 100.000 – 200.000 người) và các đô thị cấp nhỏ hơn.
• Ở Đông Nam Bộ: đô thị lớn nhất là TP Hồ Chí Minh (đô thị loại đặc biệt, quy mô trên 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Biên Hòa (đô thị loại 2, quy mô trên từ 500.001 đến 1.000.000 người), Vũng Tàu (đô thị loại 3, quy mô trên từ 200.001 đến 500.000 người), Thủ Dầu Một (đô thị loại 3, quy mô trên từ 100.000 đến 200.000 người), Bà Rịa (thị loại 3, quy mô dưới 100.000 người)... và các đô thị cấp nhỏ hơn như Tây Ninh, Đồng Xoài.
+ Ở Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, các đô thị tập trung dạng dải:
• Các đô thị ở Duyên hải miền Trung tập trung chủ yếu ở ven biển: đô thị lớn nhất là Đà Nẵng (đô thị loại 1, quy mô từ 500.001 - 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Huế (đô thị loại 1, 200.001 – 500.000 người), Vinh (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 - 500.000 người), Quy Nhơn (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 - 500.000 người), Nha Trang (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 - 500.000 người), Thanh Hóa (đô thị loại 2, quy mô từ 100.000 - 200.000 người) và các đô thị cấp nhỏ hơn như Cửa Lò, Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh, Đồng Hới, Đông Hà, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Tuy Hòa, Cam Ranh, Lagi....
• Các đô thị ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung thành dải ven sông Tiền, sông Hậu khá rõ rệt: đô thị lớn nhất vùng là Cần Thơ (đô thị loại 1 (năm 2009), quy mô từ 500.001 – 1.000.000 người), tiếp đến là các đô thị Long Xuyên, Cao Lãnh, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre.
+ Khu vực miền núi ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có mức độ tập trung đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ hơn so với các vùng trên: ở miền núi Bắc Bộ, các đô thị nổi bật là Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên Phủ (đô thị loại 3, quy mô dưới 100.000 người); ở Tây Nguyên, đô thị lớn nhất là Buôn Ma Thuột (đô thị loại 2, quy mô từ 200.001 – 500.000 người), tiếp đến là các đô thị như Đà Lạt, Kon Tum, Pleiku, Bảo Lộc...
- Nếp sống xen giữa thành thị và nông thôn làm hạn chế khả năng đầu tư, phát triển kinh tế.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |